Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 7 tuổi. Trẻ có các cột mốc khác nhau đánh dấu về sự thay đổi cả về mặt thể chất lẫn cảm xúc. Mỗi giai đoạn, biểu hiện của trẻ ra bên ngoài đều khác nhau và tăng dần cấp độ. Mỗi trẻ cũng có sự thể hiện sự khủng hoảng khác nhau. Điều Ba/mẹ cần làm là hiểu về sự phát triển qua từng độ tuổi từ đó có sự đồng hành và hỗ trợ trẻ trong quá trình lớn lên.
Gửi đến Ba/mẹ giải đáp bài trắc nghiệm nhỏ với chủ đề "Thấu hiểu trẻ". Hi vọng sau bài trắc nghiệm này ba/mẹ sẽ có thêm nhiều góc nhìn khác trong quá trình đồng hành cùng con lớn lên.
Giai đoạn lên 6 trẻ bắt đầu trải qua nhiều sự thay đổi một cách rất rõ ràng. Tại thời điểm này, trẻ trải qua hàng loạt sự biến đổi. Nỏ dẫn đến nhiều biểu hiện hỗn loạn trong thái độ, ngay cả với những trẻ đã được nuôi dạy tốt. Đây cũng là giai đoạn trẻ được chuyển giao từ lớp mầm non đến cấp tiểu học. Các bậc phụ huynh cần thấu hiểu về sự phát triển tâm lý của bé trong giai đoạn này. Đây là bước ngoặt rất quan trọng cho sự phát triển rõ rệt về tâm lý và tính cách của trẻ. Ba mẹ hiểu các con hơn sẽ giúp giảm bớt nỗi lo và đồng hành cùng con trong quá trình thay đổi lớn này.
Một số ba mẹ muốn nuôi dưỡng cho con thói quen đọc sách nên muốn đem sách đến cho con từ khi con còn nhỏ. Khi bạn muốn xây dựng một thói quen nào đó việc bạn đưa đến sớm và lặp đi lặp lại với nhịp điệu ổn định sẽ có hiệu quả rất tốt.
“Nhịp điệu trở thành một thói quen, được chấp nhận như một điều hiển nhiên và ta sẽ tránh được nhiều khó khăn, vất vả và tranh cãi về việc ăn uống và đi ngủ. Sự đều đặn nên chiếm ưu thế trong càng nhiều hoạt động hàng ngày của trẻ càng tốt. Đó là chìa khóa để thiết lập những thói quen tốt cho cuộc sống.” Grunelius, Early Childhood Education.
Công cuộc nuôi dạy con trẻ chính là công trình to lớn và vĩ đại nhất của các bậc cha mẹ. Cho dù nền giáo dục của một quốc gia có tốt đẹp đến thế nào, thì cái nền móng của nhân phẩm con người vẫn bén rễ sâu sắc với chính bối cảnh gia đình của người đó
Giáo dục Steiner nhìn nhận con người toàn diện trên 3 phần: Cái đầu – Trái tim – Đôi bàn tay. 3 phần này gắn liền với 3 hệ thống quan trọng của con người là: Hệ thần kinh giác quan – Hệ nhịp điệu (tim mạch và hô hấp) – Hệ chuyển hóa và vận động. Nằm ở trung tâm, hệ nhịp điệu có vai trò như một cầu nối điều hòa và mang lại sự cân bằng cho cơ thể. Chúng ta có thể thấy khi chúng ta gặp căng thẳng trong tâm lý hay đau đớn trên cơ thể vật lý, nhịp tim và hơi thở sẽ thay đổi nhanh chóng. Hơi thở của chúng ta, hệ thống tim mạch của chúng ta có khả năng điều hòa các hoạt động tâm sinh lý của cơ thể.
Nhịp điệu cuộc sống không bao giờ ngưng nghỉ và tồn tại trong mọi lĩnh vực: Trong ngôn ngữ, nhịp điệu linh hoạt với các âm tiết và nhấn nhá, hòa hợp của ngôn từ để viết nên bài văn, bài thơ hay. Với kiến trúc, hội họa hay điêu khắc, nhịp điệu là mối quan hệ giữa các yếu tố thị giác và không gian, là sự kế thừa của các đường, khối, hình, trong số những thứ khác. Trong y học, nhịp điệu nằm ở nhịp tim, hệ hô hấp, tuần hoàn hoạt động nhịp nhàng giúp vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy, cacbon dioxide, hormone ra và vào các tế bào trong cơ thể. CÁC NHỊP ĐIỆU NÀY TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT, CẢM XÚC VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI. Nói một cách khác, sai lệch nhịp điệu chính là nguyên do lớn nhất dẫn đến bệnh tật.