Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là điều mà mọi phụ huynh đều chú trọng. Đặc biệt là những ba mẹ có con đầu lòng luôn thấy bối rối không biết phải chuẩn bị hành trang như thế nào cho con. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ vật chất, ba mẹ cũng cần dành thời gian quan sát những dấu hiệu trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Từ đó, biết cách tương tác kết nối và hỗ trợ con sao cho phù hợp.

Giai đoạn lên 6 trẻ bắt đầu trải qua nhiều sự thay đổi một cách rất rõ ràng. Tại thời điểm này, trẻ trải qua hàng loạt sự biến đổi. Nỏ dẫn đến nhiều biểu hiện hỗn loạn trong thái độ, ngay cả với những trẻ đã được nuôi dạy tốt. Đây cũng là giai đoạn trẻ được chuyển giao từ lớp mầm non đến cấp tiểu học. Các bậc phụ huynh cần thấu hiểu về sự phát triển tâm lý của bé trong giai đoạn này. Đây là bước ngoặt rất quan trọng cho sự phát triển rõ rệt về tâm lý và tính cách của trẻ. Ba mẹ hiểu các con hơn sẽ giúp giảm bớt nỗi lo và đồng hành cùng con trong quá trình thay đổi lớn này. Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng vào lớp 1 sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình cùng con lớn lên.

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1/ Tỉ lệ cơ thể và nét cá nhân

Xem xét sự khác nhau qua yếu tố hình thể. Nhìn chung, tỉ lệ đầu và cơ thể thay đổi theo độ tuổi: trẻ sơ sinh tỉ lệ 1:4, trẻ 7 tuổi tỉ lệ 1:6 và người trưởng thành tỉ lệ là 1:8. Tỉ lệ này có nghĩa là ở người lớn, đầu chiếm ⅛ tổng chiều dài cơ thể bao gồm cả đầu (tham khảo cuốn sách “Phases of Childhood” của Lievegoed). Sự biến mất của lớp mỡ và chiếc “bụng phệ” nên diễn ra vào cuối năm thứ 5 của trẻ. Sự duỗi thẳng đầu tiên (sự phát triển của chân) nên diễn ra vào cuối năm thứ 6 của trẻ. Trẻ sẵn sàng đi học là khi trẻ phát triển:

  • Khả năng dùng tay vươn qua đỉnh đầu chạm vào tai đối diện
  • Đường nét của eo và cổ thể hiện rõ ràng cho thấy hệ thống nhịp điệu đã trưởng thành và sẵn sàng cho việc vào học lớp 1
  • Các vết lún trên thịt da tại các khớp biến mất. Thay vào đó là khớp nhìn thấy được (khớp đốt ngón tay) và xương bánh chè
  • Bàn chân có vòm.
  • Những đặc trưng khuôn mặt được cá nhân hóa thay vì cùng một khuôn mặt trẻ em (trẻ chưa từng trải qua đau ốm khi nhỏ có thể chưa đạt đến sự phát triển này)
  • Đường cong cột sống chữ S

2/ Thay răng

Trẻ chuẩn bị vào lớp một thường đã thay ít nhất 1 chiếc răng. Tuy vậy, nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ chậm thay răng thì hiện tượng này có thể diễn ra chậm ở trẻ. Sự mọc răng hàm khi trẻ 6 tuổi cũng cần được quan sát theo dõi.

3/ Khả năng thể chất

  • Đi trên thanh xà,khúc gỗ hoặc đường thẳng phía trước
  • Bắt và ném một trái bóng lớn
  • Nhảy lò cò
  • Nhảy bằng cả hai chân (dáng nhảy của thỏ)
  • Đi bộ có sự đối xứng 2 bên (ví dụ: vung cánh tay trái khi bước chân phải)
  • Leo cầu thang bằng 2 chân tiếp nối.
  • Thắt nút, đôi khi thắt nơ, cài nút; kéo khóa quần áo
  • Sử dụng khéo léo các ngón tay (may vá, đan ngón tay, chơi trò chơi với các ngón tay..)
  • Thiết lập bên thuận (Sự thuận của tay và mắt) mặc dù trong một vài trường hợp biểu hiện bên thuận này chưa được bền chắc cho tới khi trẻ lên 9 tuổi
  • Không còn quá nhắng nhít nhưng cũng không quá mơ màng.
  • Bắt tay với ngón cái được tách riêng ra thay vì bắt bằng cả bàn tay

SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI

1/ Thông qua việc quan sát các hành vi chơi của trẻ:

  • Trẻ 2 -3 tuổi: chưa có nhu cầu tương tác xã hội, muốn sở hữu, muốn thử, phản ứng và cảm xúc là nhất thời.
  • Trẻ 3-5 tuổi: bắt đầu nhận ra một chút khác biệt với người khác, nhưng vẫn cho mình là trung tâm, bắt đầu của thời kì mộng tưởng (biến đổi đồ vật để đáp ứng nhu cầu của bản thân); hoạt động vì những hứng trước mắt, không định hướng mục tiêu, hoặc mục tiêu nhất thời, thay đổi nhanh chóng (với một miếng gỗ đang làm nhà có thể biến thành 1 đống lửa trại, ..v…v… tất cả đều không có kế hoạch trước)
  • Trẻ 5 tuổi: Nhu cầu tương tác xã hội tăng cao, bắt đầu những hành vi cho – nhận, chia sẻ, khởi đầu của việc chơi có kế hoạch.
  • Trẻ sẵn sàng vào lớp một: Phát triển cảm nhận như cầu của người khác – nhận thức xã hội, làm việc cùng người khác, tổ chức chơi có định hướng mục tiêu – có kế hoạch, suy nghĩ từ bên trong ra, không cần những đồ vật trong lúc chơi (bây giờ có thể “hình dung” trò chơi thay vì thu gom nhiều đồ chơi như lúc nhỏ, điều đó cho thấy sự phân biệt giữa thế giới bên trong/ thế giới bên ngoài, bắt đầu có bạn thân , chơi trò chó và ngựa (thể hiện sự sẵn sàng cho khía cạnh nhận thức quyền lực ở lớp Một, vâng lời thầy cô).

Một số hoạt động dã ngoại tại Sunflower Steiner

2/ Thông qua các năng lực tương tác xã hội khác:

  • Khả năng tham gia vào các hoạt động được yêu cầu.
  • Khả năng tự chăm sóc như cầu ăn, uống, tắm rửa, đi vệ sinh của bản thân.
  • Khả năng giảm phụ thuộc vào giáo viên, phụ huynh và biết chờ đến lượt.
  • Khả năng thực hiện một nhiệm vụ hoặc một hoạt động theo sự hướng dẫn.
  • Khả năng tách rời khỏi những “vật dụng quen thuộc an toàn” (ngón tay cái, cái chăn,…)
  • Không gây hấn với người khác, phản ứng khi là nạn nhân, được chấp nhận bởi những đứa trẻ khác.

VẼ MÀU SÁP VÀ VẼ MÀU NƯỚC

(Không nên trông đợi việc tất cả các khía cạnh này sẽ biểu hiện trên 1 đứa trẻ)

1/ Sự phát triển của ý chí – thể hiện tương tự các giai đoạn của việc tổ chức chơi

   a. Giai đoạn hoạt động cho những hứng thú trước mắt của mình:

Vẽ màu sáp: Đứa trẻ vẽ các chuyển động, cử chỉ của các hoạt động. Xoắn ốc, ngoằn nghèo.

Vẽ màu nước: Quy trình là quan trọng, nhiều nước, tạo ra các sự trộn màu như bùn hoặc các vết trầy xước do chưa điều tiết được cử chỉ.

   b. Thời kì mộng tưởng:

Vẽ màu sáp: Trí mộng tưởng của trẻ biểu hiện trong tranh vẽ, trẻ vẽ những đường nét và bỗng nhiên một hình ảnh phát sinh (“Ồ, đây là một con gấu!” khác với  việc “Bây giờ tôi sẽ vẽ con gấu!”

Vẽ màu nước: Không nhiều ý thức, trẻ trôi đi theo vẽ đẹp của màu sắc lan tỏa.

  c. Thời kì sẵn sàng vào lớp Một:

Vẽ màu sáp: Có mục tiêu về bức tranh mình sẽ vẽ.

Vẽ màu nước: Trẻ trở nên có ý thức về điều mình muốn vẽ, trẻ thử các hình thức hoặc các hiệu ứng đặc biệt chẳng hạn như các dấu chấm, các bức tranh trở nên cứng và kém đẹp trong một thời gian, nhưng sau đó trẻ có thể vẽ tự do trở lại nhưng khám phá ra được những cách thức pha trộn màu sắc và phát triển các thiết kế của mình, thiết kế đối xứng tương tự như bản vẽ bút màu cũng có thể xuất hiện.

2/ Nội dung của bức tranh ( trong tranh vẽ màu sáp)

  • Tranh màu sáp biểu hiện sự tiến hóa trong phát triển con người: Hình tròn, hình tròn có chấm ở giữa, hình tròn với nhiều phần phụ khác, sau đó hình thân người phát triển. Và hình dạng hoàn thiện là con người có 3 phần. Sau đó có nhiều chi tiết hơn xuất hiện như ngón tay, hoặc các chi tiết khác.
  • Thay đổi từ những nét vẽ (ở trẻ nhỏ) sang bao phủ bề mặt và phủ đầy màu sắc (trẻ lớn hơn muốn tô màu đồ vật và có thể thêm hoa văn vào quần áo,…v…v…)
  • Trẻ sẵn sàng vào lớp Một:
    • Tranh vẽ đối xứng 2 phần, chỉ ra rằng chức năng 2 phần của não bộ đã biểu hiện: Ngôi nhà đối xứng, thường có một cái cây hoặc bông hoa ở mỗi bên, hoặc các thiết kế đối xừng trong đó giấy vẽ được chưa thành một nửa hoặc ¼, hoặc theo đường chéo.
    • Phối màu đối xứng.
    • Khi trẻ “thay răng”, một số hình ảnh có sự lặp lại hàng ngang như đàn chim bay, dãy núi,… gợi liên tưởng đến hàng răng.
    • Vẽ dải bầu trời và mặt đất, thể hiện nhận thức của trẻ về “trên và dưới” biểu hiện rõ hơn là những nhận thức của trẻ nhỏ.
    • Sử dụng đường chéo (liên quan đến sự phát triển của não bộ). Có thể thấy trẻ vẽ mái nhà tam giác hoặc vẽ cầu thang.
    • Vẽ người và nhà đứng trên mặt đất ở phía rìa dưới của tờ giấy.

ĐỜI SỐNG TÂM HỒN (SUY NGHĨ, CẢM XÚC,Ý CHÍ)

1/ Dấu hiệu sẵn sàng đi học của  phần ý chí:

  • Trẻ ý thức được mục đích khi chơi, vẽ màu nước, vẽ màu sáp, làm thủ công. Trẻ ý thức chính mình là người sáng tạo và kết quả là nhận thức được sự khác biệt giữa cái bên trong (mong muốn) và phía ngoài (kết quả)
  • Trẻ có những cảm xúc đặc trưng ở giai đoạn “dậy thì đầu tiên”, đó là sự cô đơn và bất lực (thể hiện như “tôi chán quá”. Đây là giai đoạn quan trọng bởi nó đưa đến nền tảng cho mối quan hệ rất tự nhiên được thiết lập trong những năm tiểu học. Trẻ có nhận thức rằng có nhiều điều trẻ chưa thể làm tốt như người lớn.
  •  Trẻ sử dụng những ngón tay một cách linh hoạt, năng động; trẻ thích dịch chuyển đồ đạc và gốc cây nặng và dùng mọi tấm vải có sẵn để chơi
  • Trẻ thích làm việc vặt để giúp đỡ người khác (đây cũng là sự ý thức về mục đích)

2/ Dấu hiệu sẵn sàng đi học của đời sống cảm xúc:

  • Thời kỳ giống bão của tuổi dậy thì tiếp diễn bình lặng yên ổn hơn; trẻ xử lý cảm xúc tốt hơn và ít cần đến sự can thiệp của người lớn
  • Đóng gói đồ vật như món quà (trẻ “gắn mình” vào đồ vật)
  • Yêu thích sự hài hước, những bài thơ hài hước năm câu, nhịp điệu, chơi chữ, những câu từ ngớ ngẩn.
  • Có thể đọc thơ nhanh hơn những người khác trong nhóm, hoặc giữ những nốt nhạc cuối bài hát lâu hơn (trẻ bắt đầu ý thức nhiều hơn về lĩnh vực nhịp điệu)
  • Thích thì thầm và có bí mật (phát triển nhận thức phân biệt giữa bên trong và bên ngoài)
  • Thích kể về những giấc mơ (tâm hồn mở mang); nhận thức về bên ngoài và bên ngoài (hãy cẩn thận vì đây không phải là bắt chước người lớn hay chỉ đơn giản là kể một chuyện,và đừng hỏi trẻ về giấc mơ)

3/ Dấu hiệu sẵn sàng đi học của tư duy và nhận thức:

  • Phát triển tư duy nhân quả (“nếu”, “bởi vì”, “do vậy”. Ví dụ: nếu tôi buộc những sợi dây này với nhau thì chúng sẽ chạm tới cái kệ đồ chơi đó) và cũng mong muốn buộc nhiều thứ với nhau bằng sợi chỉ, “buộc” suy nghĩ cùng nhau trong tư duy nhân quả.
  • Sử dụng đúng câu từ.
  • Thích thú sự khéo léo, thích lên kế hoạch, sắp xếp theo hệ thống.
  • Thích sự hài hước và tự nghĩ ra hoặc lặp đi lặp lại các câu đố đơn giản (tiêu biểu cho tâm lý độ tuổi này như: “Tại sao người đầu bếp lại xấu tính nhỉ?”,” bởi vì anh ta đánh đập trứng và đánh kem”). Tốt nhất giáo viên không nên giới thiệu những câu đố thật ở giai đoạn này, chúng phù hợp cho những trẻ lớn hơn.
  • Trí nhớ rõ ràng. Trẻ có thể lặp lại những câu truyện hoặc bài hát một cách chính xác tùy theo ý muốn hoặc khi được yêu cầu.
  • Nói chuyện lưu loát, rõ ràng và có thể diễn đạt ý tưởng một cách dễ dàng, đầy đủ.
  • Có thể tập trung 10 hoặc 15 phút vào công việc đã chọn.
  • Hình thành hình ảnh: Trẻ không còn phụ thuộc vào đồ chơi khi chơi.Trẻ có thể tự hình dung. Ví dụ: đầu tiên trẻ xây nhà,sau đó thay vì nhặt đĩa hay dọn thức ăn thì sẽ hướng dẫn một cách đơn giản một trò chơi. Trò chuyện và tranh luận trở nên quan trọng với trẻ.
  • Trẻ đặt những câu hỏi thực tế (không phải liên tục hỏi “ tại sao” – một loại câu hỏi điển hình mà trẻ hỏi chỉ để hỏi).

MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN LƯU Ý:

  1. Ở độ tuổi này, các bé trai thường chậm hơn các bé gái khoảng 6 tháng.
  2. Tình trạng khó học chữ ở trẻ lớp Một có thể biểu hiện ở những năm trước đó dưới các hình thức như thiếu sức chịu đựng, thiếu sự tập trung, không thể đi theo nhịp điệu của cộng việc, các trò chơi hoặc các hoạt động thủ công.
  3. Trẻ có thể bị lạc ra khỏi xã hội của lớp học, điều này thường biểu hiện rõ ràng hơn vào năm học lớp 3 và trở nên rõ rệt hơn vào những năm 12 tuổi.
  4. Khi trẻ có bất kỳ khó khăn nào với việc học tập, khó khăn này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu trẻ vào lớp một khi còn nhỏ và các vấn đề về học đọc có thể trở nên nghiêm trọng. Mặt khác, nếu đứa trẻ được ở lại mầm non thêm đứa trẻ có thể sẽ nổi trội sau đó.
  5. Nếu một đứa trẻ là trẻ nhỏ nhất trong lớp, con có thể chưa bao giờ có cơ hội để trở thành người leader ( “leader” ở đây không phải nghĩa làm chủ nhưng là người có sức mạnh bên trong và sự vững chãi để có uy với người khác và được hướng dẫn được người khác)
  6. Thành phần của nhóm lớp một nên được xem xét: Đứa trẻ này sẽ hòa nhập như thế nào, cả về mặt xã hội và thời gian? Những đứa trẻ trong lớp “trẻ” hay “già”?

(Trích “Some Guidelines for First Grade Readiness”, Nancy Foster trong tập “First Resources, Insights, and Tools for Waldorf Educators” do Sunflower Steiner dịch )

02363630686