Giao tiếp nuôi dưỡng chính là cách dưỡng nuôi và hỗ trợ con học hỏi, phát triển và hình thành nhân cách của ba mẹ trên hành trình chăm sóc con khôn lớn, trưởng thành.
Khi con ở lứa tuổi mầm non (0-7 tuổi) thì tất cả mọi cơ quan và khả năng của con đều chưa hoàn thiện. Bởi vậy, việc giáo dục con thông qua việc giảng giải kiến thức là chưa phù hợp, thậm chí còn gây ra những hệ lụy cho bộ não còn non nớt của trẻ nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung trong giai đoạn này. “Giao tiếp nuôi dưỡng – Không giải thích” chính là chìa khóa để ba mẹ mở ra những khả năng, năng lực đầy hứa hẹn của con trẻ. “Bắt chước” là một năng lực đặc biệt và nổi trội của trẻ ở thời điểm này.
Thông qua ánh nhìn, trẻ nhìn thấy những hoạt động diễn ra quanh mình. Nhu cầu hoạt động là một nhu cầu thiết yếu và không thể nào kiềm chế được ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi những hoạt động ý nghĩa và có mục đích được hoàn thành trước sự chứng kiến của trẻ chính là những hình mẫu để trẻ có thể lựa chọn làm theo. Đây là cách thức, là con đường độc đáo để trẻ học hỏi và phát triển nhiều nhất có thể. Con trẻ có khả năng bắt chước nhiều hơn những gì người lớn có thể tưởng tượng. Và những ấn tượng được lưu giữ lại trong trẻ và được trẻ mô phỏng lại sẽ trở thành hành xử của trẻ trong cuộc sống của mình.
Hoạt động bắt chước cũng có vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể chinh phục những đặc tính phức tạp trong tiếng mẹ đẻ chỉ bằng việc bắt chước. Trong một thời gian ngắn, trẻ có thể nói thành thạo tất cả những cấu trúc ngữ pháp một cách tinh tế và uyển chuyển chỉ bằng cách lắng nghe và nhại lại. Hẳn là trẻ sẽ không thể nào chinh phục được những điều này nếu được dạy bảo theo cách để trẻ nghe người lớn chúng ta phân tích một loạt các hệ thống khái niệm, lý thuyết…
Lý do trẻ có thể học hỏi một cách dễ dàng bằng việc bắt chước là bởi chúng trải nghiệm thế giới bằng sự cởi mở và không chút e ngại. Chúng khởi đầu bằng niềm tin cơ bản rằng thế giới này tốt đẹp. Dường như chúng không có sự phân biệt rạch ròi giữa những thứ đáng và không đáng học theo. Trẻ ấn tượng với những gì chúng quan sát được và nhập vai vào đó. Điều này đặt một trọng trách không nhỏ lên vai cả giáo viên và phụ huynh.
Hoạt động bắt chước cũng có vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể chinh phục những đặc tính phức tạp trong tiếng mẹ đẻ chỉ bằng việc bắt chước. Trong một thời gian ngắn, trẻ có thể nói thành thạo tất cả những cấu trúc ngữ pháp một cách tinh tế và uyển chuyển chỉ bằng cách lắng nghe và nhại lại. Hẳn là trẻ sẽ không thể nào chinh phục được những điều này nếu được dạy bảo theo cách để trẻ nghe người lớn chúng ta phân tích một loạt các hệ thống khái niệm, lý thuyết…
Lý do trẻ có thể học hỏi một cách dễ dàng bằng việc bắt chước là bởi chúng trải nghiệm thế giới bằng sự cởi mở và không chút e ngại. Chúng khởi đầu bằng niềm tin cơ bản rằng thế giới này tốt đẹp. Dường như chúng không có sự phân biệt rạch ròi giữa những thứ đáng và không đáng học theo. Trẻ ấn tượng với những gì chúng quan sát được và nhập vai vào đó. Điều này đặt một trọng trách không nhỏ lên vai cả giáo viên và phụ huynh.