Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Nhắc đến tết không thể thiếu những hoạt động lễ hội, biểu diễn văn hoá, hội làng hay những trò chơi dân gian. Đây là những nét văn hoá đặc sắc của người Việt trong mỗi độ xuân về. Có rất nhiều trò chơi dân gian phù hợp với nhiều lứa tuổi. Qua đó, mỗi trò chơi đều mang những sắc thái riêng. Vừa để rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính gắn kết cộng đồng. Đối với trẻ mầm non, trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ mà còn giúp trẻ hiểu thêm văn hoá, tập tục của người Việt Nam. Cùng Sunflower Steiner tham khảo Top 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ngày tết ngày dưới đây nhé.

Top 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ngày tết

1, Rồng Rắn lên mây

Truyền thống Việt Nam, tết cổ truyền có những lễ hội và không thể thiếu những trò chơi dân gian. Rồng rắn lên mây là trò chơi thân thuộc với rất nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Trò chơi này góp phần rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo trong di chuyện. Phát triển khả năng ngôn từ và ứng xử của trẻ.

Bài đồng dao: 

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không ?” (Tuỳ mỗi địa phương có những bài đồng dao khác nhau”.
Thầy thuốc: Thầy không có nhà, thầy đang ngủ, đang đi chơi, đi xem phim
Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng
Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ?
Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
Thầy thuốc : Xin khúc đầu
Rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Xin khúc giữa
Rắn : Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc : Xin khúc đuôi
Rắn: Tha hồ mà đuổi.
Lúc này thầy đứng dậy đuổi cho bằng được khúc đuôi. Người đứng đầu hàng cố gắng không cho thầy chạm vào đuôi ( người cuối hàng của mình).

2, Trò chơi kéo co

Là một trong những trò chơi dân dàng được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Kéo co không chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá riêng. Trò chơi này con thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết, đồng lòng của người chơi.

Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 – 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.
Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.
Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.
Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.
02363630686