Theo kết quả nghiên cứu về trẻ em vào đầu thập niên 1990, người ta đã công nhận rộng rãi rằng trẻ em tiến bộ thông qua một số giai đoạn phát triển nhất định trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của chúng. Mỗi giai đoạn có thể được nhận diện bằng một số đặc điểm nhất định, được lặp đi lặp lại trong những sáng tác nghệ thuật của trẻ. Những giai đoạn này có liên quan đến tuổi sinh học (đặc biệt là từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi). Tuy nhiên, sự phát triển về mặt nghệ thuật của một đứa trẻ có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố (cả bên trong lẫn bên ngoài).
Khi nhìn vào biểu đồ phát triển của trẻ từ khi chưa đi học cho đến các lớp trên của bậc tiểu học, chúng ta có thể quan sát thấy có bốn giai đoạn phát triển riêng biệt. Đầu tiên, trẻ bắt đầu vẽ nguệch ngoạc vào lúc một hay hai tuổi. Tiếp theo, những hình vẽ đại khái xuất hiện lúc trẻ khoảng từ ba đến bốn tuổi. Giai đoạn thứ ba là lúc trẻ phát triển và dùng những hình ảnh biểu tượng để diễn tả các sự vật trẻ nhìn thấy xung quanh. Cuối cùng, vào lúc trẻ lên chín hoặc mười tuổi, trẻ sẽ cố làm sao để bức tranh của mình càng giống đời thực càng tốt.
Điều quan trọng cần lưu ý là những giai đoạn này không tách biệt hẳn với nhau và không biến chuyển một cách đột ngột, thay vào đó, chúng được đánh dấu bằng những giai đoạn chuyển tiếp hay những thời điểm mà trẻ có thể bộc lộ những đặc điểm của hai giai đoạn trong cùng một bức vẽ. Trong giáo dục mầm non, những giờ vẽ màu nước hay màu sáp là thời gian để con tự do sáng tạo, tự vẽ lên bức tranh đầy sắc màu của riêng mình. Qua đây, cô sẽ phần nào hiểu về thế giới nội tâm của con hơn và có những hỗ trợ phù hợp hơn.
Trong nghệ thuật tạo hình khối, đôi bàn tay, những ngón tay, đôi mắt và trí tưởng tượng của con có cơ hội được kết hợp một cách nhịp nhàng. Đây chính là nền tảng nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ. Với nguyên liệu là sáp ong, bột mì, cát… trẻ nhào nặn ra những hình thù trong thế giới muôn hình và đẹp đẽ của chúng. Mùi sáp ong thơm dịu dàng, mùi bánh mì nướng thơm lừng góc lớp, hương cát mát lành mùa đông… là những hương vị của sự sống, của đất trời và của một mái ấm ngọt ngào.
Trẻ em tiến bộ thông qua một số giai đoạn phát triển nhất định trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của chúng.
Trường con thật lạ, không có tivi, cũng chẳng có máy hát, chỉ có tiếng hát của cô, giọng hát của trẻ ngân vang cả ngày. Hiệu lệnh là những lời hát. Báo hiệu cũng là những bài hát. Những bài hát cứ nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian. Và khi khúc nhạc thiên thần ngọt ngào vang lên từ chiếc đàn Lyre là con biết đã đến giờ con nằm xuống để chìm vào giấc ngủ êm đềm ban trưa…Tất cả những hoạt động nghệ thuật được diễn ra không chỉ nuôi dưỡng trí não, dưỡng nuôi tâm hồn mà còn bảo vệ và hỗ trợ phát triển các giác quan của trẻ – xúc giác, thị giác, khứu giác, và giác quan của sự sống