Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Khi trẻ bắt đầu đến tuổi biết đi và đi học, trẻ luôn bận rộn tìm hiểu về thế giới xung quanh và cách hoà nhập với thể giới đó. Một trong những cách quan trọng nhất trẻ làm được điều này là thông qua hoạt động vui chơi. 3 cách để trẻ xây dựng kỹ năng sống quan trọng thông qua hoạt động vui chơi là bài viết khơi mở về các loại hình vui chơi để giúp trẻ xây dựng các kỹ năng phát triển khác nhau giúp đặt nền móng cho những thiên thần nhỏ bé trong giai đoạn mầm non.

3 cách để trẻ xây dựng kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi

Các trò chơi về tư duy linh hoạt, sáng tạo

Trò chơi giả vờ, đóng vai là nơi điều này bắt đầu. Khi trẻ đặt mình vào những tình huống tưởng tượng, tạo ra những câu chuyện của riêng mình và nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ. Chúng sẽ ít bị “đóng khung” trong một cách nhìn thế giới bên ngoài.

Các hoạt động theo từng độ tuổi

Trẻ 12-18th: Độ tuổi trẻ bắt đầu mới biết đi có thể suy nghĩ bằng các ký hiệu. Ví dụ như hình vẽ một con mèo trong sách tượng trưng cho một con mèo trong đời thực. Ba/mẹ có thể phát huy khả năng giả vờ của trẻ ở độ tuổi này. Quả chuối này là một cái điện thoại! hình vuông này là một cái tivi hoặc con voi nhồi bông đang muốn uống nước,…. Những đứa trẻ có lối suy nghĩ cứng nhắc có thể sẽ phản đối kiểu chơi này. Vậy nên ba/mẹ hãy cố gắng biến trò chơi thành những hoạt động vui nhộn để trẻ bắt chước theo.

Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi: độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu đóng vai đầu bếp, bác sĩ, cô giáo hay công chúa,… Ba/mẹ có thể đặt tên cho nhân vật. Trẻ có thể làm đồ chơi đi lại và có những trải nghiệm thú vị. Khi trẻ dồn tâm trí vào một món đồ chơi hoặc chuyển sang đóng vai quan điểm của người khác, điều đó sẽ tạo nên sự linh hoạt. Giả vờ là một nhân vật trong trò chơi điện tử không mang lại trải nghiệm tương tự, bởi vì trẻ em không có được trải nghiệm cảm giác và xã hội giống nhau.

Hãy thử để trẻ đóng vai giáo viên, cứu bạn khỏi đám cháy hoặc kiểm tra sức khỏe cho bạn – bạn có thể hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của trẻ thông qua trò chơi giả vờ!

Các trò chơi đòi hỏi thời gian tập trung dài hơn

Ba/mẹ hãy nghĩ đến các hoạt động có thể chơi trên bàn ( xây dựng, câu đố, ….) để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung

Hoạt động theo từng độ tuổi

Trẻ 12-18th: Trong thời gian này, trẻ có thể đã từ hào làm những điều với kỹ năng vận động tinh được cải thiện của mình. Những câu đố đơn giản, những tấm bảng có chốt hoặc những thói quen giả vờ đơn giản ( ví dụ bữa ăn bằng đồ chơi và bữa ăn gia đình đút cho những bạn thú bông ăn) có thể giúp trẻ tập trung vào một hoạt động trong 15 phút hoặc hơn. Ba/mẹ có thể sẽ hỗ trợ giúp trẻ bằng cách gợi ý cho những hoạt động có thể làm tiếp theo hoặc thúc đẩy trẻ thử điều gì đó mới mẻ mà đôi khi trẻ có thể chưa sẵn sàng. Nếu trẻ là người tìm kiếm cảm giác mới, ba/mẹ sẽ thành công hơn trong các hoạt động này. Hãy thử xem nhé

Trẻ độ tuổi 2-4 tuổi: Thời gian này trẻ bắt đầu tập trung được lâu hơn nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của ba mẹ để thử những điều mới hoặc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ lâu hơn. Ở độ tuổi này, ba/mẹ có thể thử các hoạt động gồm nhiều bước hơn ( như nấu ăn, làm bánh,…) các trò chơi đóng vai kéo dài hơn. Các câu đố có thể trở nên phức tạp hơn một chút. Trẻ ở độ tuổi này cũng sẽ cần một số chuyển động vận động trước khi ngồi chơi.

Trẻ độ tuổi 4-6: Đây là độ tuổi khi thuỳ trán và toàn bộ khả năng kiểm soát, lập kế hoạch chú ý của nó thực sự bắt đầu hoạt động đối với hầu hết trẻ em. ĐÂy là thời điểm hoàn hảo để trẻ có thể lên kế hoạch cho những gì chúng muốn làm. Thậm chí có một danh sách kiểm tra trực quan và các bước để thực hiện nó. Trò chơi thẻ bài đoán rất phù hợp với lứa tuổi này. Trẻ có tư duy dựa trên quy tắc nhiều hơn và cũng cần được giúp đỡ để học cách trở thành người thắng hoặc thua. Nghệ thuật và thủ công có nhiều bước hoặc đòi hỏi sự kiên nhẫn tập trung vào chi tiết cũng là một cách thoả mãn để có được thành quả cuối cùng cho những tư duy trí óc mà trẻ đã bỏ ra.

Các trò chơi xây dựng một tình yêu chân thành

Thế giới bên ngoài có rất nhiều vấn đề phức tạp, hơn bao giờ hết chúng ta cần nuôi dạy những con người nhỏ bé cần biết yêu thương, đồng cảm và quan tâm. Đây là những điều mà ba/mẹ có thể làm để hỗ trợ sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của trẻ.

Hoạt động động theo từng độ tuổi

Trẻ từ 12th-18th: Độ tuổi này, đứa trẻ luôn tiếp thu những gì ba/mẹ, người chăm sóc nói. Vì vậy, việc nói to về cảm xúc theo cách giải quyết vấn đề là điều đáng giá. Ba/mẹ có thể cung cấp cho trẻ vốn từ vựng về cảm xúc bằng các gọi tên những gì ba/mẹ nghĩ khi trẻ đang cảm thấy buồn bã. Hoặc cách xử lý khi điều gì đó làm ba/mẹ thất vọng,…Trẻ nhỏ càng cảm thấy được người lớn thấu hiểu thì chúng sẽ càng có khả năng hiểu người khác nhiều hơn – và đó là sự đồng cảm!

Trẻ từ 2-4 tuổi: Thời điểm này, trẻ bắt đầu thích thú nhồi bông và mối quan hệ của chúng với một người bạn quan trọng yêu thích có thể đóng nhiều vai trò. Hoạt động này truyền cho trẻ những suy nghĩ, cảm xúc và tính cách kỳ diệu. Vậy nên, thi thoảng ba/mẹ có thể hỏi trẻ về những món đồ mà chúng yêu thích. Tự hỏi các con vật đang nghĩ gì khi giả vờ đến khám bác sĩ hoặc gặp gỡ những người mới. Ngoài ra, Ba/mẹ có thể nghe những câu chuyện mà trẻ kể lại khi ở trường và tiếp tục dẫn và truyền cảm hứng về những câu chuyện về tình yêu thương, chia sẻ và đồng cảm xoay quanh ở lớp, nhà .

Trẻ từ 4-6 tuổi: Ở trường mẫu giáo và hơn thế nữa, trẻ có thể bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về các khái niệm như lòng tốt, quy tắc và cách cư xử cũng như những khác biệt như giới tính, chủng tộc, văn hóa và khả năng. Đọc sách hoặc xem phim về những trải nghiệm khác nhau là một cách tuyệt vời để thắc mắc về cảm giác cuộc sống của người khác. Một hoạt động ba/mẹ có thể thử là nói chuyện với trẻ về tất cả những điều chúng giỏi cũng như những điều khó khăn đối với chúng. Và hãy làm điều này với mọi người trong gia đình. Điều này có thể giúp xây dựng cái nhìn sâu sắc về thực tế là tất cả chúng ta đều có những kiểu suy nghĩ khác nhau, và điều đó không sao cả.

Nguồn tham khảo: Healthychildren

02363630686