Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Theo cảnh báo của Khoa Nhi bệnh viện Đà Nẵng cho thấy, các ca bệnh viêm kết mạc cấp ( đau mắt đỏ) đang có dấu hiệu gia tăng, nhất là với trẻ em. Đáng chú ý hơn, có khoảng 10-20% trẻ đến khám có biến chứng nặng có thể dẫn đến ảnh hưởng thị thực về lâu dài. Cùng tìm hiểu về dịch đau mắt đỏ ở trẻ em và cách đề phòng ngay dưới đây

Đề phòng dịch đau mắt đỏ ở trẻ em gia tăng

Thời điểm chuyển mùa hè sang thu, có sự thay đổi thời tiết liên tục vì vậy đây cũng là môi trường lý tưởng để các loại virus hoạt động mạnh mẽ. Bệnh viêm kết mạc cấp (Đau mắt đỏ)  là trình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt) thường xuất hiện vào giao điểm mùa xuân hè, hè thu và dễ lây lan thành dịch.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Thông thường bệnh khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Triệu chứng bao gồm:

  • Xung huyết kết mạc (đỏ mắt)
  • Kích thích chảy nước mắt
  • Mắt có nhiều ghèn rỉ ( có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus hoặc có thể rỉ xanh vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn).
  • Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt.
  • Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc ( là một lớp màng trắng, mỏng, phủ lên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc).

Một vài trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị thực lâu dài của trẻ.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, trong đó có đến gần 80% là adenovirus. Ngoài ra, bệnh có thể mắc phải do các nguyên nhân khác như virus herpes, thuỷ đậu, poxvirus,… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng ( tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,  dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh …).

Các khuyến báo phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em:

Để đề phòng lay lan bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, các chuyên gia của bệnh viên Nhi Trung Ương hướng dẫn như sau:

  • Hạn chế cho trẻ dụi tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay cho trẻ.
  • Nếu trẻ có biểu hiện chạy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt, cần sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế ( sử dụng một lần) để vệ sinh. Sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh.
  • Sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như đồ ăn, uống, chậu khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.
  • Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, và hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.
  • Không nên sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

Trên đây là những cảnh báo đề phòng dịch đau mắt đỏ ở trẻ em mà các chuyên gia y tế, bệnh viện Đà Nẵng đã khuyến cáo. Sunflower Steiner hi vọng, trong thời gian này Ba/mẹ cần quan sát trẻ nhiểu hơn, nâng cao vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ra ngoài và về nhà. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh, cần đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm nhất.

02363630686