Đồ chơi Waldorf thường được biết đến là những loại đồ chơi có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện với môi trường. Thường là những miếng, khúc gỗ, những tấm vải bằng cotton, len, lụa,…. Hoặc nghĩ đơn giản hơn là đồ chơi “ Xanh”. Vậy đặc điểm nào khiến một món đồ chơi trở thành “đồ chơi Waldorf”?
Nuôi dưỡng giác quan
Những năm gần đây, các gia đình đã trở nên có ý thức hơn về môi trường. Xu hướng của những nhà sản xuất đồ chơi đang chuyển sang các món đồ chơi tự nhiên và thân thiện với môi trường hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, các trường Waldorf, từ những năm mới hình thành đã luôn cung cấp cho trẻ em đồ chơi làm bằng vật liệu tự nhiên, như gỗ, lụa, len, bông. Bởi Steiner đã sớm ý thức được những loại đồ chơi này tốt cho môi trường và quan trọng nhất là tốt cho trẻ em.
Đặc điểm quan trọng của đồ chơi Waldorf là nó nuôi dưỡng các giác quan của trẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng về trải nghiệm của một đứa trẻ mới biết đi ôm ấp một con búp bê bằng nhựa cứng, tóc bằng sợt tổng hợp sau đó ôm ấp một con búp bê Waldorf nhồi bằng len phủ bông với đầu bằng long tơ mềm. Búp bê Waldorf không chỉ mang tính thẩm mỹ cao hơn mà sự mềm mại và ấm áp của nó cũng sẽ có tác dụng xoa dịu trẻ nhỏ.
Đẹp để kích thích thị giác
“Hình thức giáo dục hiệu quả nhất là một đứa trẻ nên chơi với những thứ đáng yêu .” – Plato.
Theo Steiner, thị giác cũng có vai trò quan trọng như xúc giác vì vậy đồ chơi Waldorf cần phải đẹp mắt. Chúng tôi nuôi dưỡng trẻ trong một môi trường đẹp và đồ chơi của chúng cũng cần phải đẹp. Bao quanh trẻ là những vẻ đẹp tự nhiên gần gũi không chỉ góp phần mang lại hạnh phúc cho trẻ ( hoặc là “Cảm giác sống”) mà còn phát triển nhận thức và đánh giá thẩm mỹ của chúng.
Đồ chơi được làm từ vật liệu tự nhiên, có màu sắc tự nhiên, phong phú. Những đồ chơi được làm thủ công một cách đáng yêu sẽ mời gọi và góp phần vào “ Cảm giác sống” của trẻ. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy tôn trọng một món đồ chơi thủ công đẹp đẽ và chăm sóc nó một cách phù hợp hơn là một món đồ chơi bằng nhựa được sản xuất hàng loạt.
Nuôi dưỡng trí tưởng tượng
Rudolf Steiner cho rằng đồ chơi của trẻ em phần lớn không nên có hình dạng để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Vậy nên đồ chơi Waldorf thường đơn giản, không có nhiều chi tiết. Giáo viên Waldorf tin rằng, đồ chơi nên đơn giản và không giới hạn chủng loại. Như giỏ cành cây, lụa, đá, quả thông và vỏ sò đều có thể làm thành nhiều đồ chơi khác nhau.
Trong lớp học của mầm non Warldorf, người ta có thể thấy vỏ sò trở thành tiền, khối gỗ trở thành thức ăn, một khúc gỗ trở thành điện thoại, lụa trở thành váy và màn, mọi thứ cứ như thế được trẻ tạo thành đồ vật chơi. Đưa cho trẻ những đồ vật không có hình dạng và nhiều chi tiết, chúng có thể dễ dàng trở thành nhiều hơn một thứ và trí tưởng tượng của trẻ được tự do bay bổng.
Đối với búp bê Waldorf, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có rất ít đặc điểm trên khuôn mặt và đôi khi không có khuôn mặt nào cả. Điều này giúp khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ nhỏ để trau dồi khả năng hình dung bên trong của trẻ. Hãy thử nghĩ về con búp bê nhựa cứng, có hình dạng với khuôn mặt rất chi tiết và nụ cười cố định, đông cứng. Nếu một đứa trẻ đang chơi trò gia đình và chăm sóc đứa bé này, thật khó để tưởng tượng đứa bé này sẽ buồn hay khóc.
Trẻ em muốn bắt chước cuộc sống thực. Trẻ sơ sinh thực sự cười và cười nhưng cũng có lúc trông buồn bã hoặc khóc khi đói hay cần thay tã. Nếu một con búp bê chỉ có 2 mắt và gợi ý về một cái miệng, đứa trẻ sẽ dễ dàng tưởng tượng ra em bé này thể hiện nhiều loại cảm xúc, và những hoạt động phong phú trong cuộc sống giàu trí tưởng tượng của mình. Cũng vì điều này, những con rối Waldorf chỉ có gợi ý nhỏ nhất về khuôn mặt.
Chơi bằng các hoạt động bắt chước
Hầu hết trẻ em đều thích bắt chước người lớn và các hoạt động hàng ngày của người lớn. Vậy nên, giáo viên Waldorf luôn cố gắng trở thành người lớn “Đáng để noi gương” và chú ý đến các cử chỉ của mình khi tham gia vào các công việc hàng ngày trong cuộc sống. Ví như nấu ăn, dọn dẹp trong lớp học, biết rằng trẻ sẽ bắt chước các hoạt động , giáo viên luôn cố gắng thực hiện một cách chậm rãi và cẩn thận.
Nâng cao nhận thức về các hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và cung cấp cho trẻ các đồ gia dụng phiên bản dành cho trẻ như nhà bếp đồ chơi, đĩa đồ chơi bằng gỗ. Bên cạnh đó, các dụng cụ như chổi, xẻng, quét rác và bàn chải sẽ cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào trí tưởng tượng của mình. Bắt chước cuộc sống hàng ngày, đồng thời xây dựng các kỹ năng sống thực tế.
Chúng tôi luôn cố gắng nhấn mạnh với các bậc ba mẹ, việc chọn đồ chơi không phải là chuyện “Đồ chơi tốt” hay “Đồ chơi xấu”. Đúng hơn, đó là việc mang lại ý thức trong việc chọn đồ chơi an toàn và phù hợp cho trẻ em.