Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Những người mẹ mang thai thường nói về kết nối của họ đến với đứa trẻ chưa được chào đời trong bụng. Theo bản năng, họ biết được về giới tính và thường là cả cái tên thích hợp dành cho bé. Cứ như thể là định mệnh đã đưa bé và họ lại với nhau. Đối với những người mẹ như thế, thuật ngữ “làm ra một em bé” chính là một trò đùa. Cô ấy và người chồng/người bạn/người tình của mình đã “mời” chính đứa bé, và cả quá trình thụ tinh để có thể tạo ra đứa bé, đến cùng với họ. Đứa bé sẽ giáng xuống bằng hiện thân của nó trong giai đoạn trước sinh, chuyển từ thế giới tâm linh sang một cuộc sống khác trên mặt đất này nhằm phát triển tiềm năng của nó xa hơn, nhằm nhận ra ý định của nó và đóng góp vào trong quá trình tiến hóa. Nó đến đây cùng với một quá khứ – và nó mong rằng quá khứ này sẽ được nhận ra.

Ta hãy nghĩ về người làm vườn được giao cho một hạt giống mà họ chưa từng thấy qua trước đó. Họ biết rằng sự phát triển của nó sẽ phụ thuộc vào quá trình chăm sóc mà họ dành cho nó, như là: điều kiện đất trồng hợp lý, phân bón, độ ẩm, các cách thức bảo vệ đối với các yếu tố khác. Nếu họ bỏ bê thì điều đó có thể làm cản trở sự phát triển của nó, thậm chí là làm nó chết. Họ không có khả năng để biến nó thành một bông hoa hay một cái cây theo ý muốn. Họ phải đợi và xem thử nó sẽ trở thành thứ gì. Một người làm vườn giỏi sẽ hăm hở theo dõi sự tiến triển của nó một cách háo hức, sẽ cảm thấy thích thú với từng giai đoạn mới của nó – như là khi nó đâm chồi lên từ mặt đất, khi nó mọc chồi lần đầu tiên, rồi đến chiếc lá đầu tiên và thân cây hoàn chỉnh. Họ sẽ tiếp tục săn sóc nó, cột nó vào một cái cọc và báo cho bạn bè biết về nó.

Họ sẽ kính nể sự kỳ diệu của tự nhiên, của cái cây đã trưởng thành, cái cây mà nếu không có sự giúp đỡ của họ thì chẳng thể nào lớn được.

Một đứa trẻ mới ra đời thì cũng giống một hạt giống bí ẩn như vậy. Nó có những tố chất bẩm sinh, và sự phát triển cá nhân của nó phụ thuộc vào cách thức chăm sóc mà nó nhận được từ người săn sóc mình.

Không giống như những con thú, vốn trưởng thành và tự lập rất nhanh, đứa bé vẫn còn phụ thuộc vào người khác, vẫn dễ bị tổn thương trong vòng nhiều năm. Đó sẽ là một việc làm độc ác khi ta thả một đứa bé mười hai tuổi ra đời để nó phải tự lo liệu cho bản thân.

Một câu hỏi được đặt ra: tại sao giai đoạn tuổi thơ lại cần kéo dài như vậy? Khi nhìn lướt qua một người đã trưởng thành thì ta có thể trả lời được câu hỏi này.

-Trích từ tài liệu: Bảy năm đầu đời của thời thơ ấu – Carl Hoffmann

02363630686