Trẻ em cảm nhận và học một cách trọn vẹn, sâu sắc từ những câu chuyện. Vì vậy, kể chuyện đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục Waldorf. Chúng ta thường nghĩ rằng, những lời khiển trách, đối thoại, cảnh cáo hay la mắng có vẻ hiệu quả trong giáo dục trẻ. Tuy nhiên thực sụ chỉ có những câu chuyện mới có thể dạy cho trẻ nhỏ về những chân lý vĩ đại của cuộc sống. Sự nguy hiểm của việc lạc lối như “Cô bé quàng khăn đỏ” hay giá trị cao đẹp của sự duy trì tự nhiên thiên nhiên bằng cách trân trọng các sinh vật sống trong con cóc là cậu ông trời.
Trong những năm đầu, chương trình giảng dạy của Waldorf sử dụng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyền thuyết để kể cho trẻ nghe. Ở những lớp lớn hơn, học sinh Waldorf sử dụng kịch để khám phá những câu chuyện thần thoại. Và những lớp sau nữa, những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, văn học hay và thơ ca tiết lộ những câu chuyện ngụ ngôn với những bài học quý giá. Các câu chuyện đều được tìm thấy xuyên suốt chương trình giảng dạy Waldorf mỗi ngày.
Ngay cả những người trưởng thành như chúng ta cũng học hỏi sâu sắc từ những câu chuyện hơn là những phương tiện khác. Mặc dù thời đại ngày nay, hầu hết các câu chuyện của chúng ta được kể bằng nhiều phương thức đa dạng như phim ảnh, kịch nghệ,… Nhưng sự hấp dẫn tuyệt vời nhất vẫn là khi nghe ai đó kể một câu chuyện hay về chuyến đi dã ngoại hoặc một câu chuyện vui lúc đi đường gặp phải.
Tất cả các bậc ba mẹ và giáo viên đều biết trẻ em rất thích nghe những câu chuyện khi chúng ta còn nhỏ như thế nào. Giáo viên có thể khiến trẻ im lặng hoặc hoàn thành công việc nếu có lời hứa về một câu chuyện như một phần thưởng. Ngay cả đối với trẻ lớn hơn, điều này vẫn đúng.
Kể chuyện như truyền thống
Theo truyền thống của người Lakota, hay những bộ lạc khác. Một trong những nghi lễ thương liêng được gọi là “Sự giữ linh hồn”, để tôn vinh những người đã khuất. Khi một thành viên trong cộng đồng qua đời, một người sẽ tình nguyện “Giữ linh hồn”. Người này sẽ từ bỏ mọi hoạt động bình thường hàng ngày và sống trong một tipi được lắp ráp cho linh hồn đã khuất. Mỗi ngày, người giữ linh hồn sẽ chuẩn bị thức ăn cho linh hồn và các thành viên của cộng đồng sẽ đến tipi, ngồi ở vị trí danh dự, mang quà cho người đã khuất và ăn thức ăn được chuẩn bị thay cho người đã mất. Sau đó, người khách sẽ kể những câu chuyện về cuộc đời của người bạn hoặc người thân đã mất. Những người đưa tang cười và khóc trước những câu chuyện khác nhau rồi sẽ ra về. Khi tất cả những câu chuyện về linh hồn đã khuất được kể lại, cộng đồng sẽ chôn cất tất cả những món quà, đốt cháy tipi và Người giữ linh hồn sẽ trở lại cuộc sống cộng đồng bình thường.
Sau đó, linh hồn sẽ được giải thoát, tự do tiếp tục cuộc hành trình tâm linh của nó. Quá trình lưu giữ linh hồn của một thành viên đã khuất trong bộ tộc có thể mất tới một năm và phụ thuộc vào số lượng câu chuyện cần kể. Đây là một cách vinh quang biết bao để tôn vinh người đã khuất, để bày tỏ lòng tiếc thương và để đảm bảo rằng tất cả những ai yêu mến một thành viên đã khuất trong cộng đồng đều có cơ hội nói những điều cần nói về người đã qua đời để đảm bảo được trả tự do hoàn toàn!
Kể chuyện như trị liệu
NPR đã thực hiện một loạt bài báo trong các chương trình tin tức của họ sau trận động đất lớn dọc theo Đứt gãy San Andreas tập trung ở San Francisco vào năm 1989. Họ yêu cầu mọi người ở San Francisco kể câu chuyện của họ về nơi họ ở và những gì đã xảy ra với họ trong trận động đất. Họ hỏi đầu tiên vài ngày sau trận động đất; sau đó hỏi lại những người đó trong sáu tháng; sau đó một lần nữa sau một năm. Các phóng viên của NPR nhận thấy rằng những câu chuyện bắt đầu với sự sợ hãi, kinh hoàng và hoảng loạn trong vài ngày sau sự kiện thực tế, sáu tháng sau, chính những người đó kể lại câu chuyện một cách bình tĩnh với không khí kinh ngạc trước những gì đã xảy ra, phản ứng của chính họ, và tại phản ứng của người khác. Đến một năm sau trận động đất, những câu chuyện được kể lại một cách hài hước, với tiếng cười vì toàn bộ sự việc dường như nực cười như thế nào sau một năm.
Các nhà tâm lý học trên đài sau đó đã bình luận về những câu chuyện trị liệu như thế nào. Họ chỉ ra rằng sự tiến triển của những câu chuyện này đã giúp những người kể chuyện khôi phục lại trạng thái cân bằng của họ, giải thích rằng việc kể chuyện đang chữa lành và giúp mọi người xử lý những gì họ đang trải qua để đi đến một kết thúc “có hậu” lành mạnh.
Vì vậy, hãy kể một câu chuyện hôm nay, và kể một câu chuyện mỗi ngày. Kể nhiều hơn một câu chuyện nếu bạn tìm thấy một câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày của mình và nhớ lắng nghe câu chuyện của ai đó nữa.