Salmonella là một trong những tác nhân chính gây ngộ độc trên toàn thế giới. Theo thống kê của giới chuyên môn cho thấy trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị vi khuẩn salmonella tấn công cao hơn cả vì đây là đối tượng có sức đề kháng kém.
Nhiễm Salmonella xuất phát từ nhiều nguồn lây khác nhau với các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,.. . Tình trạng bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm thậm chí đe doạ trực tiếp đến tính mạng. Do đó, việc theo dõi bệnh và liên hệ kịp thời với bác sĩ là điều cấp thiết.
Vi khuẩn Salmonella là gì?
Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột gây ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng đường tiêu hoá, tác động trực tiếp đến lớp niêm mạc của ruột non.
Vi khuẩn Salmonella thường trú trong ruột người và các loại động vật khác. Bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh nếu sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm có chứa vi khuẩn này. Bên cạnh đó, Salmonella có thể lây lan cho người khác nếu người bệnh không rửa tay thường xuyên và tiếp xúc vào nhiều bề mặt khác nhau.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp ngộ độc do Salmonella đều ở dạng nhẹ. Tuy nhiên môt số trường hợp ngoại lệ có thể do sức đề kháng suy giảm hoặc tình trạng ngộ độc không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella
Khuẩn Salmonella sống trong ruột người, động vật và chim. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều do tiêu thụ thực phẩm hoặc nước ô nhiễm có chứa phân
- Tiêu thụ thực phẩm và nước có chứa nguồn lây bệnh.
- Xử lý thực phẩm ăn uống không đúng các.
- Nguồn lây từ các vật nuôi và các loài động vật khác.
- Tiếp xúc gần với khuẩn Salmonella qua các hoạt động hàng ngày.
Người nhiễm khuẩn Salmonela có biểu hiện gì?
Tuỳ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh mà biểu hiện nhiễm khuẩn xuất hiện ra bên ngoài khác nhau. Một số các dấu hiệu nhiễm bệnh thường gặp như:
- Sốt cao liên tục, có thể lên tới 40 độ C
- Tiêu chảy phân lỏng, màu vàng hoặc nâu, tần suất đi ngoài 4-6 lần/ ngày. Phân có thể có mùi và lẫn máu.
- Chướng bụng và sôi bụng liên tục, đặc biệt vùng hố chậu phải.
- Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh như ù tai, nóng ngọng , mất ngủ, đau nhức đầu,…
- Phát ban nhỏ li ti khắp cơ thể tập trung nhiều ở bụng, ngực, và vùng mạn sườn.
- Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Cơ thể bủn rủn, li bì, đuối sức, mê sảng hoặc hôn mê.
Một số trường hợp người bệnh bị vi khuẩn Salmonella tấn công gây tiêu chảy nặng. Tình trạng này kéo dài gây mất nước vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.Theo các chuyên gia, sức đề kháng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nặng – nhẻ của tình trạng ngộ độc. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt thì các triệu chứng bệnh chỉ ở dạng nhẹ. Ngược lại, có sức đề kháng kém thì các dấu hiệu sẽ chuyển nặng và cấp bách.
Cách phòng ngừa lây nhiễm khuẩn Salmonella
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella chúng ta cần ngăn chặn nguồn lây ngay từ ban đầu bằng cách tuân thủ các bước sau.
- Thực hiện ăn chin, uống sôi để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong nguồn thực phẩm.
- Rã đông thịt động vật trong ngăn mát tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ thường.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ phục vụ cho việc nấu ăn.
- Tách riêng đồ chin và đồ sống.
- Rửa sạch sẽ với nước rửa chuyên dụng sau khi vệ sinh, trước khi ăn và rửa tay thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc với các động vật nuôi, rửa tay sau khi tiếp xúc gần.
- Hạn chế tối đa chạm vào các bề mặt công cộng, rửa tay ngay khi về nhà.
Vi khuẩn Samonella lvô cùng nguy hiểm và không thể xem thường. Vì vậy, mỗi chúng ta cần chủ động chọn lọc thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ không gian bếp và thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khoẻ gia đình.