Niềm tin, sự tin tưởng có lẽ là một trong các yếu tố quan trọng để thấy được vị trí của chúng ta trên thế giới. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ em mà còn trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Và nó áp dụng ở mức độ to lớn hơn so với điều ngược lại là “sự kiểm soát”. Nếu bạn đã từng nhìn vào mắt của đứa trẻ mới sinh được vài ngày, có lẽ sẽ không bao giờ quên được chiều sâu vô tận và sự tin khiết trong ánh nhìn của đứa trẻ. Từng khoảnh khắc dường như trở thành vĩnh cửu và dường như niềm vô thức về những câu hỏi “Bạn là ai?” “Bạn đến từ đâu” là những câu hỏi ít nhiều đã được hiện lên trong tâm trí.
Mọi duyên lành đến với chúng tôi là sự tin tưởng hoàn toàn và không hề suy giảm. Ngay trong giai đoạn thai nghén, đứa trẻ đã cảm thấy an toàn, được hỗ trợ, được bao bọc với tiếng nói của người mẹ. Những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người mẹ khi trải qua tất cả những đổi thay liên quan đến quá trình mang thai. Đến cuối cùng họ cùng nhau sống qua cuộc sinh nở và trải nghiệm thế giới tồn tại.
Sống trong không gian của người khác
Làm cách nào để có một sự tin tưởng vô hạn mà một đứa trẻ trao mình cho sự chăm sóc của ba mẹ chúng? Đó đơn thuần là sự phụ thuộc, hay đó cũng là một phần của nhân loại chúng ta như tình yêu của người mẹ dành cho đứa con của mình? Ở những năm tháng đầu đời là giai đoạn mà trẻ em hoàn toàn bị khuất phục trước những ấn tượng mà chúng tiếp nhận từ môi trường xung quanh.
Việc trẻ em chỉ có tư thế đứng thẳng và học cách đi nếu xung quanh chúng là những người mà chúng có thể bắt chước. Nói cũng là điều mà trẻ em chỉ học được nếu chúng nghe thấy những người khác nói xung quanh (Việc này không hoạt động với loa phóng thanh). Qua những nghiên cứu về não bộ, chúng tôi biết rằng, việc học thông qua bắt chước thậm chí còn áp dụng đối với tư duy bở vì nó được rèn luyện bởi ngôn ngữ khác biệt và cách lựa chọn từ ngữ của người lớn.
Rudorf Steiner từng chia sẻ “Trẻ em càng được lợi nhiều hơn khi chúng có thể sống không phải trong tâm hồn mình mà trong tâm hồn của môi trường xung quanh, trong tâm hồn của môi trường xung quanh”. Vậy nên trách nhiệm của người lớn trong việc tạo ra một môi trường đáng để trẻ bắt chước. Điều này không chỉ thể hiện ở bên ngoài, bởi vì xung quanh trẻ cũng bao gồm những hành động mà chúng ta thực hiện khi có mặt chúng. Thậm chí cả những cảm xúc và suy nghĩ mà chúng ta thực hiện. Chúng ta cho phép trẻ “Sống trong tâm hồn chúng ta” mà không cần e dè hay chúng ta khiến chúng mất lòng tin thông qua hành vi của mình và buộc chúng phải thu mình vào chính bản thân ở giai đoạn còn quá sớm?
Theo Steiner, bắt chước trong thời thơ ấu là sự tiếp nối trực tiếp sự tồn tại tinh thần của chúng ta trước khi sinh ra, trong đó chúng ta sống hoàn toàn thống nhất với các thiên thần mà tấm gương trên trời đã truyền cho chúng ta niềm tin nguyên mẫu mà chúng ta thể hiện đối với mọi người trong môi trường vật chất xung quanh sau khi sinh ra.
Bốn khía cạnh về sự An Toàn
Khi đứa trẻ được sinh ra, chúng đột nhiên phải trải nghiệm thế giới từ bên ngoài. Trong khi trước đó chúng có thể phát triển an toàn ấm êm trong bụng mẹ để bước vào thế giới. Ánh sáng, màu sắc, từ ngữ, tiếng chim hót, tiếng gió xào xạc, tiếng động cơ, cái chạm nhẹ của bàn tay, hơi ấm, cái lạnh, tính nhất quán của những thứ chúng chạm vào: tất cả những thứ này đột nhiên chảy vào đứa trẻ thông qua các giác quan từ bên ngoài, cái mà chúng không thể tự cô lập khỏi đó.
Ở những năm đầu đời, sự phát triển phụ thuộc vào việc đứa trẻ có thể tự làm quen với cơ thể của chúng. Chúng dần học cách định hình cơ thể, cảm xúc, tâm hồn bên trong. Quá trình này ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình tương lai thể hiện rõ nét ở mỗi đứa trẻ – Điều này dựa trên tiểu sử của chúng ta và dựa trên bốn khía cạnh của sự an toàn
- Sự an toàn trong cơ thể vật lý: Thể hiện ở chỗ ba mẹ tạo ra một môi trường trong đó đứa trẻ có thể cảm thấy được bảo vệ. Bởi vì nó có một trật tự bên trong để chúng có thể di chuyển tự do bằng tất cả các giác quan của chúng.
- Sự an toàn trong nhịp điệu: Bao gồm tất cả quá trình sống của cơ thể chúng ta và mang đến cho trẻ sự an ổn về mặt cảm xúc và thể chất. Thông qua các thói quen tốt, lịch trình có cấu trúc trong ngày, các nghi thức nhỏ, bài hát, câu thơ, và những câu chuyện thân thuộc.
- Sự an toàn trong tâm hồn: Điều này thể hiện qua sự gắn bó ở các mối quan hệ. Trong đó chúng ta thật sự dành thời gian để nhìn thấy trẻ, lắng nghe chúng, kể chuyện. cười đùa với trẻ. Yêu thương trẻ như một phần cuộc sống của chúng ta một cách thiết thực và đáng tin cậy.
- Sự an toàn trong các mối quan hệ: Chúng ta hướng dẫn trẻ để chúng cảm thấy được “chúng tra biết chúng ta đang làm gì và chúng ta hành động dựa trên kiến thức và cảm xúc”
Trẻ em là những “thiên thần”, là biểu tượng của mọi sự tốt lành. Vậy nên chúng bắt đầu bước vào đời với kỳ vọng vô thức: ” Thế giới tươi đẹp”. Vậy nên, trong một thế giới ngày càng phức tạp, đòi hỏi người lớn luôn phải có phản ứng thận trọng hơn bao giờ hết.
Cử chỉ nguyên mẫu của việc học
Khi một đứa trẻ học cách đứng thẳng, nó sẽ có một vị trí hoàn toàn mới đối với thế giới. Đầu được tự do di chuyển theo mọi hướng, cánh tay và bàn tay phát triển trí thông minh vận động tinh. Vì chúng còn phải nâng đỡ cơ thể. Đứa trẻ học cách giữ trạng thái cân bằng – đây chính là yếu tố quan trọng đối với đời sống tâm hồn so với cơ thể của chúng.
Thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể diễn đạt những mong muốn, cảm xúc bên trong theo cách mà người khác có thể hiểu được. Bằng cách này, chúng ta có thể trải nghiệm một cách có ý thức những gì người khác cảm nhận hoặc suy nghĩ. Trên đôi cánh của hơi thở của chúng ta, nó tiếp tục tạo cơ sở cho sự chung sống xã hội của chúng ta. Khi trẻ học cách gọi tên các đồ vật, chúng sẽ phát triển ý thức khách quan về thế giới xung quanh chúng. Đến một lúc nào đó, trẻ nhận ra mình là người đặt tên cho sự vật và từ đó trở đi, chúng tự gọi mình bằng một cái tên mà không ai khác có thể đặt cho chúng: “Tôi”.
Đi, nói và suy nghĩ là ba hình thức thể hiện sự tư do mà chúng ta được sinh ra. Điều này có thể được diễn ra trong cuộc gặp gỡ với những người khác – cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất của sự phát triển con người: “Chúng ta thức tỉnh trong người khác – và thức tỉnh với chính mình”. Những để làm như vậy, trước tiên chúng ta phải tương tác hoàn toàn với chúng và đó chính xác là những gì trẻ nhỏ làm.
Việc có được ba khả năng cơ bản này thể hiện một hình ảnh nguyên mẫu của việc học. Được dẫn dắt từ ý chí thông qua cảm giác đến tư duy hoặc từ kinh nghiệm thông qua phản ánh đến kiến thức.
Thế giới tươi đẹp
Ở những lớp học, khi giáo viên bước vào, mọi ánh nhìn của trẻ hướng về giáo viên với kỳ vọng một một điều gì đó quan trọng sắp diễn ra. những đứa trẻ chỉ đơn giản cho rằng nó sẽ xảy ra. Sự tin tưởng của trẻ không hề bị suy giảm bởi bất cứ điều gì. Điều này nói lên trách nhiệm mà giáo viên đảm nhận trong quá trình hướng dẫn trẻ.
Chúng ta có thể khiến trẻ tiếp thu mọi thứ bằng thông tin và huấn luyện trẻ nỗ lực để được khen thưởng hoặc trừng phát. Nhưng điều đó không liên quan gì đến việc học thật sự. Bởi vì có một lực tác động giữa kiến thức và ý chí. Yếu tố quyết định mói quan hệ của chúng ta với thế giới và người khác chính là cảm xúc. Trẻ cũng muốn khám phá thế giới bằng cảm xúc riêng của mình và vì thế chúng cần hình ảnh. Điều đó có thể được minh hoạ khá rõ ở những câu chuyện cổ tích như Star Money của anh em nhà Grim ” Ngày xưa, có một cô bé mồ côi cha mẹ, cô rất nghèo đến nỗi không có chỗ ở, cho đến khi cuối cùng cô ấy không còn gì ngoài bộ quần áo mà cô ấy mặc khi đứng dậy và một ít bánh mì trên tay mà một linh hồn tốt bụng đã cho cô ấy. Nhưng cô ấy là một người tốt và sùng đạo. Và bởi vì cô ấy đã bị thế giới bỏ rơi như vậy, cô ấy đã đi đến vùng nông thôn rộng mở, tin tưởng vào Chúa nhân lành”
Nhịp điệu của ngôn ngữ và vẻ đẹp giản dị của ngay cả những câu đầu tiên này cũng truyền tải trực tiếp đến trẻ theo ý nghĩa của chúng. Và khi đang lắng nghe, trí tưởng tượng của trẻ cũng được hoạt động để tái tạo lại hình ảnh trong chính mình. Khi đang lắng nghe bằng trái tim, ý chí của trẻ cũng trở nên tích cực trong suy nghĩ.
Tin tưởng vào chính mình
Sự tin tưởng mà trẻ em thể hiện đối với người lớn phải ngày càng được chuyển đổi thành niềm tin vào sức mạnh của chính trẻ. Sự tương tác của ý chí, cảm xúc và suy nghi luôn đồng hành cùng nhau. Như thí nghiệm về đống củi đốt cháy: các hiện tượng dễ thấy là sức nóng do nhiệt, ngon lửa bùng lên với nhiều màu sắc khác nhau, khói chiến chúng ta cay mắt…
Ở các trường Waldorf, trẻ được tự mình thực hiện nhiều thí nghiệm, sau đó trẻ mô tả về những gì chúng tìm thấy, thực hiện và quan sát được. Những thảo luận về các diễn biến thí nghiệm, hiện tượng xảy khác nhau với những góc nhìn và cảm nhận khác nhau luôn được bàn tán sôi nổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ học cách tin tưởng vào khả năng quan sát, khả năng phân biệt và khả năng suy nghĩ của chúng
Trau dồi sự tin tưởng vào chính mình là điều kiện cần thiết trong một cuộc sống bộn bề phức tạp như hiện nay. Niềm tin nguyên mẫu trong cuộc gặp gỡ với thế giới có thể trở thành niềm tin vào khả năng của chính chúng ta nếu khả năng này được phép hiện diện. Ở thời đại mà chúng ta trao quyền quyết định nhiều hơn cho máy móc thì việc tin tưởng vào bản thân là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Vì chính con người tạo ra máy móc và lập trình nó. Cho dù được lập đầy một tinh thần con người hay vô nhân đạo đều phụ thuộc vào chúng ta. Bởi vì chỉ có người tin tưởng vào chính mình mới có thể trao niềm tin cho người khác.
Nguồn waldorflibrary.org được biên soạn lại bởi Sunflower Steiner