Giai đoạn 7 năm đầu đời, ngoài sự phát triển về vận động thể chất, ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ trong giai đoạn này cũng có sự phát triển vượt trội theo từng tháng, từng năm. Một em bé, từ chỗ giao tiếp bằng ánh mắt nhìn theo, bằng cử chỉ, điệu bộ. Những tiếng ọ, ẹ,.. 1 từ , 2 từ, 1 câu,… rồi nói sao chép nguyên lời người khác cho đến khi tự em có thể nói ra được một câu trọn vẹn theo ý của mình. Hay thậm chí em có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi và sử dụng nhiều câu nói để bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình nhằm tác động tới người khác hay để giải quyết những tương tác hàng ngày. Đó là cả quá trình lớn lên của trẻ với rất nhiều nguồn lực cần đến sự tập trung mạnh mẽ trong suốt 7 năm đầu đời. Vậy sự phát triển ngôn ngữ và giáo tiếp của trẻ giai đoạn 0-6 tuổi như thế nào? Cùng Sunflower Steiner tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Chúng ta thường đặt câu hỏi, một em bé từ sơ sinh hay đến những giai đoạn 3 tuổi, 5, 6 tuổi thì có thể làm gì chứ? Sự thật, em đang làm công việc của mình từ ngày là hoàn thiện cơ thể vật lý và phát triển các kỹ năng cần thiết cho chính mình. Vậy nên, mục tiêu cao nhất trong việc nuôi dưỡng trẻ trong những năm tháng đầu đời chính là làm sao để bảo vệ lại các nguồn lực trong con. Để con có cơ hội được phát triển mình theo đúng tiến trình một cách trọn vẹn
Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ giai đoạn 0-6 tuổi
Sự phát triển giai đoạn 0-1 tuổi
Giai đoạn này, trẻ sẽ mỉm cười khi nhìn thấy chúng ta. Trẻ nhìn xung quanh và có sự chú ý đến khuôn mặt của người khác. Lúc này, em bó cho thấy mình nhận biết môi trường. Con nghe và giao tiếp bằng những cử chỉ ngọ nguậy hay phản ứng lại. Cho đến khi trẻ khoảng gần 11 tháng tuổi, em bé có thể nói 1-3 từ rõ ràng hoặc chưa rõ ràng. Khi 1 tuổi, trẻ hiểu được khoảng 70 từ.
Sự phát triển giai đoạn 1-2 tuổi
Ở thời điểm này, trẻ đã có thể nhận ra tên của mình. Trẻ có hể ra ký hiệu hoặc nói tên để nói về mình hoặc người khác. Ngoài ra, trẻ lúc này có thể tham gia vào câu chuyện ở một đến hai lượt nói chuyện. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà trẻ có thể biểu hiện rõ về mặt cảm xúc và có thể làm một vài biểu cảm, cảm thán khi giao tiếp.
Sự phát triển giai đoạn 2-3 tuổi
Vào thời điểm trẻ khoảng 2,5 tuổi, trẻ có thể trả lời câu hỏi có/không và xu hướng thường nói “Không, không!” . Lúc này, trẻ sử dụng những từ đơn giản, dễ hiểu và dùng thêm nhiều cử chỉ để tương tác đến 80% thời gian. Trẻ có thể lên tiếng hoặc làm cử chỉ để bày tỏ mong muốn của mình. Vốn từ vựng trẻ thu nạp trong giai đoạn này khoảng 300 từ.
Sự phát triển giai đoạn 4-5 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu học và sử dụng từ vựng phong phú và đa dạng hơn. Lúc này, trẻ có thể diễn dạt những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách rõ ràng hơn. Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng nghe và hiểu nhiều từ hơn vốn từ sẵn có. Đặc biệt, lúc này, khả năng sử dụng ngữ pháp trong câu giao tiếp hàng ngày cũng dần hoàn thiện hơn. Trẻ cũng biết cách sử dụng một số từ láy nhất định. Vào lúc 5 tuổi, từ vựng của trẻ có thể đạt từ 4000 -5000 từ.
Sự phát triển giai đoạn 5-6 tuổi
Thời điểm này, trẻ có ngôn ngữ linh hoạt hơn, tương tác tốt hơn và bắt đầu biết trình bày mạch lạc và khả năng thương lượng … Ngữ điệu của con lúc này cũng rõ ràng hơn, thích hợp với từng ngữ cảnh. Tuổi này, trẻ cũng nhận ra các phản ứng về mặt cảm xúc ở người khác. Trẻ cũng có xu hướng thích trêu đùa, chọc ghẹo người khác bằng lời nói. Và có khả năng dùng lợi nói để gây tác động và để giải quyết vấn đề với người khác.