Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Ngày xửa ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ 6, Vua Hùng 1 vị vua rất tài giỏi và hiền đức. Dưới thời trị vì của ông đất nước đánh được giặc xâm lấn, người dân sống giàu có, an vui.

Theo thời gian, Đức vua ngày càng già đi. Và Đức vua nghĩ đã đến lúc phải tìm người để truyền lại ngai vàng. Nhưng Ngài lại có rất nhiều vị hoàng tử, không biết phải chọn ai. Cuối cùng Đức vua nghĩ ra 1 cách.

Năm đó, sắp đến Tết, ông cho truyền tất cả những người con trai của mình đến và nói:

– Này các con! Năm nào, sắp đến Tết ta cũng làm mâm cỗ thịnh soạn để dâng cúng trời đất tổ tiên. Năm nay, các con hãy giúp ta chuẩn bị mâm cỗ này. Mỗi người hãy đem đến một món ăn mà các con cho là ngon nhất, quý nhất trong trời đất. Ai mang đến món ăn làm ta vừa lòng nhất ta sẽ truyền ngôi báu cho.

Thế là các hoàng tử vâng lời vua cha lên đường tìm kiếm các món ngon trong nhân gian. Ai cũng muốn có được ngôi báu nên họ chẳng quản ngại xa xôi, lên rừng xuống biển, hễ nghe chỗ nào có của ngon vật lạ là họ lập tức tìm đến. Biết bao nhiêu vàng bạc châu báu đã được các hoàng tử bỏ ra để mời được các đầu bếp giỏi nhất từ khắp nơi về kinh thành.

Trong đó, vị hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu. Đó là 1 vị hoàng tử rất thông minh và tài giỏi. Lang Liêu sống giản dị cùng mẹ, thay vì cho con nhiều của cải, bà dạy chàng trở thành một người nhân đức tốt bụng, giàu lòng yêu thương người. Chẳng may, mẹ mất sớm, trong cuộc thi lần này Lang Liêu chẳng có ai để chỉ bảo, cũng chẳng có nhiều tiền để của để mời đầu bếp hay mua được các thứ ngon vật lạ.

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày dâng mâm cỗ vậy mà chàng vẫn chưa tìm ra món gì. Trong khi các hoàng tử khác lên rừng xuống biển thì chàng nằm ở nhà và suy nghĩ, nghĩ mãi, nghĩ mãi, thức trắng cả đêm, cho tới khi mệt quá chàng thiếp đi.

Trong giấc mơ chàng thấy có 1 vị tiên từ trên trời cao bay xuống và nói:

– Này con trai. 𝑻𝒐 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̂́𝒕, 𝒃𝒂𝒐 𝒍𝒂 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒂 𝒎𝒆̣. Và trong trời đất này không gì quý bằng hạt gạo. Những thứ quý hiếm chưa chắc là những thứ ngon, lại khó tìm. Trong khi đó, lúa gạo tự tay ta gieo trồng và chế biến được biết bao nhiêu món ngon, ăn mãi không chán. Con hãy lấy những hạt gạo thơm ngon nhất mà làm bánh dâng cúng trời đất, tổ tiên.

Nói xong vị tiên bay đi mất và Lang Liêu thì tỉnh giấc. Chàng chợt hiểu ra thì ra những thứ ngon nhất, quý nhất trong trời đất này chính là món mà chúng ta vẫn ăn hang ngày. Chàng vô cùng vui mừng và quyết định sẽ làm bánh bằng lúa gạo.

Lang Liêu đi chọn những hạt gạo nếp ngon nhất làm vỏ bánh, những hạt đậu vàng nhất làm nhân, tìm những chiếc lá dong xanh nhất, đẹp nhất để gói và lấy tre chẻ những chiếc lạt khéo nhất để buộc lại bên ngoài.

Chàng làm ra hai chiếc bánh: Bánh hình vuông và Bánh hình tròn. Bánh hình vuông được nấu trong 1 ngày 1 đêm, còn bánh hình tròn thì đem hấp lên.

Rồi ngày dâng mâm cỗ cũng đến, Đức vua mở hội rất linh đình trong hoàng cung. Ngày hôm đó, dường như mọi món ngon trong đời đều xuất hiện thật linh đình, thịnh soạn. Đức vua cho mời từng hoàng tử đem lên các món ăn của mình cho vua nếm thử, người thì đem đến nhân sâm ngàn năm, người đem đến nem công, chả phượng, bào ngư, cá anh vũ,… Thế nhưng, vua đã sống bao nhiêu năm, chẳng có món ngon nào trên đời mà ông chưa nếm thử nên Đức vua chưa thấy hài lòng với món nào trong số các món ăn quý hiếm đó cả.

Đến lượt Lang Liêu, mâm cỗ của chàng là 1 chồng bánh hình vuông và khay đầy bánh hình tròn. Khi mở lớp vỏ lá dong bên ngoài của bánh hình vuông và cắt bánh hình tròn ra thì mùi thơm phức tỏa ra xung quanh, Đức vua nếm thử.

Cũng là gạo nếp và đậu xanh, nhưng sao bánh này có vị ngon và lạ quá, vua chưa được ăn bao giờ, Đức vua hỏi Lang Liêu:

– Con hãy cho ta biết về món ăn của con?

Lang Liêu thưa:

– Thưa cha! Trong trời đất này không gì quý bằng hạt gạo. Gạo nuôi sống chúng ta mỗi ngày vì thế con lấy lúa gạo làm bánh. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh hình tròn tượng trưng cho Trời. Trời đất nuôi dưỡng và ôm ấp ta như cha mẹ ta. Hai loại bánh này chính là tấm lòng của con dâng lên trời đất, tổ tiên.

Nhà vua ngẫm nghĩ một hồi sau đó quay lại nói với tất cả quần thần:

– Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ cũng chính là hương vị ngon nhất trong trời đất này. Hạt lúa người dân làm ra chính là hạt ngọc thật đấy, nhưng phải giỏi phải có tài mới nghĩ ra được rằng cái bình thường nhất hằng ngày lại chính là thứ của quý đáng trân trọng, Lang Liêu đã thấu suốt được lẽ trời, nay ta sẽ truyền ngai vàng lại cho con.

Rồi vua đặt tên 2 loại bánh đó là Bánh Chưng và Bánh Giầy, truyền cho khắp trong nhân gian bất kể sang hèn đều làm 2 loại bánh này mà dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Và phong tục đó vẫn được giữ gìn cho đến ngày hôm nay.

02363630686