Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Nhắc đến mùa hè là mọi người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ về Tết Đoan Ngọ, ngày 5/5 âm lịch . Tết Đoan Ngọ có nhiều tên gọi như Tết Đoan Dương hây dân gian vẫn gọi vui là Tết “giết sâu bọ”. Giai thoại về Tết Đoan Ngọ và cái tên “giết sâu bọ” thì nhiều lắm, nhưng dù giai thoại thế nào thì có một sự thật cũng không thay đổi đó là ngày Tết vào đầu tháng 5 này có thể được xem là Tết của mùa hè với người dân Việt.

Thông thường, những ngày tết sẽ cần phải bày biện nhiều lễ phẩm cúng. Nhưng với Tết Đoan Ngọ, mâm cúng rất đơn giản, những món ăn dân dã gần gũi mang hương vị mùa hè như bánh ú tro, chè kê, rượu nếp và những cây trái đậm hương vị mùa hè.

Ngay từ sớm và chính ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, các khu chợ dường như đã luôn rộn rang sôi động hơn mọi ngày. Các bà, các mẹ tranh thủ bánh mua, các loại bánh trái mang đặc trưng mùa hè cũng trở nên đắt hàng. À Vì hôm nay là Tết Đoan Ngọ mà!

Như những dịp tết khác, các sấp nhỏ bao giờ cũng là những người hào hứng nhất. Dẫu rằng mâm cúng Tết chỉ là ít rượu nếp trắng, nếp cẩm hay cơm rượu, vài cái bánh ú tro và quả mận, vải hoặc trái cây theo vùng miền. Như vậy cũng đủ để bọn nhóc vui vẻ say mê. Cũng vì thế, cái tết của mùa hè luôn rộn rã tiếng cười.

Ngày Tết Đoan Ngọ được mở ra bằng mùi thơm nồng của rượu  nếp được ủ trong lá sen thơm thảo mang đặc trưng của mùa hè. Từ xa xưa, tết Đoan Ngọ sẽ cúng vào giờ chính Ngọ (từ 11 giờ đến 1 giờ) Và ngày nay, rất nhiều gia đình, các hoạt động Tết Đoan Ngọ được bắt đầu từ sáng sớm. Để xôm tụ, ăn ngay vài thìa Cơm rượu nếp để “Giết sâu bọ”

Một món khác không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ là bánh ú tro… thứ bánh làm từ gạo nếp và tro. Nghe qua thì đơn giản nhưng không phải loại tro nào cũng làm được bánh. Tro để làm bánh thường là của lá găng, lá tầm gửi, thân lá cây vừng phơi khô hoặc tro của hạt xoan chính. Tro rơm nếp thì bánh mới thơm, ngon, khi ngâm với nếp ngon mới cho ra được tấm bánh trong veo màu hổ phách nhìn xuyên thấy cả những hạt nếp long lánh.

Bánh gio tính mát, thơm mùi tro và vị rất nhạt, bởi thế khi ăn, người ta thường cắt bánh gio thành từng miếng nhỏ rồi rưới thậm mật mía lên để cái ngọt thanh của mật quyện với vị bánh, tạo thành những miếng thơm thảo mà nhớ lâu. Đây cũng là món lũ trẻ mê nhất, vì trẻ con vốn hảo ngọt mà.

Không thể bỏ qua món chè kê, luôn hiện diện mỗi dịp Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Nhìn chè kê tuy đơn giản nhỏ nhưng công đoạn chế biến cũng cần sự tinh tế để có được nồi chè thơm ngon khiến các sấp nhỏ phải mê đắm với hương thơm dịu nhẹ của hạt kê kết hợp với sự dịu ngọt của đường mía.

Nhắc đến Tết Đoan Ngọ còn là mận, là vải, những thứ quả được liệt vào hàng nóng ơi là nóng, ăn vào dễ mụn tùm lum, nhưng vị ngon thì khó chối từ đến mức, khi những thức quả theo chân các bà nội trợ về, hiếm ai có thể từ chối làm ngơ. Ở miền Bắc, Tết Đoan Ngọ còn đang là mùa sấu, nên một số nhà thích ăn của chua còn tranh thủ mua thêm vài lạng sấu về xoắn trôn ốc rồi chấm muối hay dầm rồi xuýt xoa cùng nhau ăn.

Trên khắp dải đất hình chữ S, Tết Đoan Ngọ của mỗi vùng miền mỗi khác biệt về cung cách, đồ ăn hay tên gọi, cách chế biến từng món. Chẳng hạn ở miền Nam, miền Trung bên cạnh cơm rượu, bánh ú tro còn có thêm các món mặn như heo quay, thịt vịt để mâm cỗ thêm đầy đặn, sung túc.

Bao nhiêu năm, nét truyền thống của Tết Đoan Ngọ vẫn vậy. Và dù mỗi vùng miền mỗi khác biệt nhưng có một điều chắc chắn là dù khác biệt đến đâu, mỗi người, mỗi vùng đều dành thật nhiều chăm chút, tình cảm cho cái Tết của mùa hè này.

02363630686