Nhiều người cũng thắc mắc điều này lắm ạ, kể cả phụ huynh, giáo viên mới hay cả những người lớn khi bước vào không gian chơi của các bạn nhỏ Steiner.
Tự do vui chơi mang đến cơ hội cho trẻ được vận động lành mạnh, qua đó trẻ được khám phá thể giới và phát triển khỏe khoắn cả về thể chất lẫn tinh thần. Và nhiệm vụ của người giáo viên không nằm ngoài mục tiêu bảo đảm cho điều đó được hiện thực hóa.
Những người giáo viên – với vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng sự phát triển lành mạnh ấy, họ có những công việc thầm lặng quan trọng khi đứng trong không gian vui chơi của trẻ, ví dụ như: Đảm bảo an toàn & vệ sinh cho trẻ
Người giáo viên trước khi cho trẻ tham gia vào 1 không gian chơi, đều có nhiệm vụ dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ để đảm bảo tính an toàn cao nhất cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
Nếu như trong lớp học, các vật dụng, đồ chơi an toàn được sắp đặt gọn gàng, theo trật tự, hài hòa giúp trẻ có được sự ghi nhớ tự nhiên và trân trọng các đồ chơi khi sử dụng. Thì sân chơi ngoài trời được bố trì các vật dụng theo dòng nhu cầu vận động của trẻ, cũng phải đáp ứng các tiêu chí an toàn mọi mặt và hiệu quả về công năng khi trẻ tham gia.
Việc quét sân đầu ngày, đốt lá cuối giờ, hay dọn vệ sinh vườn hàng tuần theo đó cũng là những hoạt động có tính chủ đích cao vừa mang nhịp điệu vừa đảm bảo các yếu tố an toàn, vệ sinh cho trẻ.
Quan sát trẻ để nuôi dưỡng sự phát triển lành mạnh
Quá trình tự do vui chơi cho phép trẻ được bộc lộ khả năng vận động, đời sống cảm xúc và cả những kỹ năng về tư duy, tương tác xã hội… mỗi đứa trẻ trong một độ tuổi theo đó có những nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng phù hợp và kể cả những khó khăn, trở ngại khác nhau cần được hỗ trợ.
Người giáo viên dành sự quan sát sâu sắc quá trình vui chơi của trẻ từ trong nhà ra tới ngoài sân, từng ngày…từng ngày … sẽ ghi nhận được tiến trình phát triển của trẻ và nhận diện được các vấn đề của trẻ.
Quan sát trẻ trong quá trình vui chơi của trẻ, cho phép người giáo viên có thể nhận ra cần thêm hay bớt các công dụng cụ để đáp ứng phù hợp nhu cầu của trẻ.
Một em bé 1-2 tuổi chỉ cần 1 chiếc ly nhỏ và 1 cái tô là đủ bao sân cát, trong khi các bạn lớn hơn thì cần đến nồi, đĩa, bát, tô,… để sẵn sàng cho việc làm ra chiếc bánh cát nhiều tầng, và hay những bữa tiệc sinh nhật ấn tượng.
Hay những bạn 3 – 4 tuổi đã sẵn sàng cho trò chơi nhảy hai chân, đu xà, lộn, đi thăng bằng ,…
Hay những anh chị > 4 tuổi tuổi thì sẽ háo hức để tham gia các trò vận chuyển lốp xe xây lâu đài, đu dây, leo trèo kết hợp tay và chân ,…
Trong nhiều trường hợp khác, giáo viên lại cần tới khả năng xoa dịu tâm tư khi trẻ không sẵn sàng chơi hay những hoạt động mang tính nuôi dưỡng khác bằng các hoạt động cùng cô tưới cây, làm vườn, cùng làm kèn tò tí te, cùng nhặt lá khô về đốt củi, … mỗi đứa trẻ được trao cơ hội để tham gia vào các hoạt động cùng giáo viên trong khả năng và sự sẵn sàng của bản thân.
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động chơi mở rộng cho trẻ để tăng tính liên kết, làm việc nhóm khi trẻ ở những độ tuổi cao hơn, như cùng dọn rác, cùng giặt đồ, cùng làm gom lá làm thiệp, chơi đá banh, kéo co, cắt cỏ,…
Vài trò của người giáo viên là đảm bảo mỗi hoạt động chơi của trẻ đều có tính nuôi dưỡng các giác quan, nhận diện các vấn đề để có những giải pháp hỗ trợ sự phát triển cá nhân hóa với từng trẻ và cho phép đứa trẻ được tự do vận động theo khả năng của bản thân.
Mang tới sự an ổn, nhịp điệu và cảm giác được chăm sóc cho trẻ
Cảm giác được vui chơi mà luôn có những người lớn tin cậy dõi theo và không can thiệp, ngăn cản, điều hướng mình … là một món quà với những đứa trẻ.
Những người lớn ấy đủ hiểu biết để cho phép mình được chơi thật đã và cũng đủ ấm áp để sẵn sàng có mặt ngay khi mình cần