Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Quá trình hình thành ngôn ngữ của con người thật sự là một lĩnh vực nghiên cứu đầy thú vị mà có lẽ bên trong đó có không ít các công trình, các học thuyết khác nhau. Và tất cả các nhà nghiên cứu đều phải công nhận rằng, đó là một quá trình phi thường với đầy rẫy những điều kỳ diệu. Vậy trẻ con có học ngôn ngữ theo cách người lớn học ngôn ngữ hay không?

Hãy bắt đầu với xuất phát điểm về việc vai trò của ngôn ngữ. Không cần phải dài dòng về kết luận rằng vai trò của ngôn ngữ là để giao tiếp. Ngôn ngữ tạo nên tính xã hội của loài người. Ngôn ngữ không thể tách rời khỏi tính xã hội. Và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội.

Một em bé từ khi sinh ra, hai hoạt động giúp em xây dựng được ngôn ngữ cho mình là NGHE và NÓI. Không khó để nhận ra rằng, ngôn ngữ được triển khai dựa trên việc trẻ nghe được ngôn ngữ gì. Có một câu nói:” Đứa trẻ sống giữa những con người biết nói, nên các em biết nói” Đây là một phát biểu rất sâu sắc.

Ngôn ngữ phát triển vô cùng nhanh chóng sau khi một em bé chào đời. Trong năm rưỡi đầu tiên, các em bé hầy như có thể nói được 50 từ và hiểu được khoảng 150 từ. Con số ấy biến thành 1000 từ ở thời điểm 36 tháng và trước 6 tuổi thì khoảng 6000 từ.

Trẻ nhận biết từ mới, trẻ học ngữ pháp, trẻ học từng âm tiết cho đến nhịp điệu, biểu cảm của ngôn ngữ đó một cách nhanh chóng, tự nhiên mà hầu như không cần ai chỉ dạy cạch thức. Có ai từng hỏi, tại sao trẻ làm được như vậy?

Rất nhiều ngôn ngữ có thể nói là rất khó học với người lớn chúng ta. Nhưng kể cả ở những quốc gia có ngôn ngữ khó học nhất thế giới, những người thất học ở đó vẫn sử dụng được ngôn ngữ một cách thành thạo đấy thôi.

Maria Montessorie nói rằng “Hãy nhớ rằng, đó là sự phát triển chứ không phải là sự giảng dạy. Người mẹ không dạy ngôn ngữ cho đứa con của mình. Ngôn ngữ phát triển tự nhiên như sự sáng tạo tự phát”. Bất kể ngôn ngữ phức tạp đến đâu, một em bé 3 tuổi lớn lên trong đó em vẫn sẽ dần sử dụng nó một cách thành thạo.

Nếu quan sát việc tạo ra các âm thanh khác nhau, chúng ta thấy rằng chúng đi theo các quy luật. Tất cả các âm thanh tạo nên từ ngữ là do sử dụng một số cơ chế nhất định. Đôi lúc mũi được sử dụng cùng với cổ họng và có lúc cần điều khiển của các cơ lưỡi và má… Các phần khác nhau của cơ thể tạo nên cơ chế này. Sự kiến tạo của nó là hoàn hảo trong tiếng mẹ đẻ, vốn là ngôn ngữ đứa trẻ hấp thụ.

Đối với ngoại ngữ, người lớn chúng ta thậm chí còn không nghe được tất cả các âm thanh đó, đó là chưa nói đến việc phát lại được các âm thanh đó. Chỉ có trẻ em mới có thể xây dựng nên cơ chế ngôn ngữ và có thể nói thành thạo bất kì ngôn ngữ nào đang có trong môi trường của trẻ”. Còn khi lớn lên, chúng ta đã có cơ chế ngôn ngữ của mình, chúng ta phải dùng đầu óc để cố gắng học một thứ ngôn ngữ khác, và việc này bao giờ cũng nặng đầu và khó khăn hơn nhiều.

Học tiếng Phạn hay tiếng Latinh có thể khiến bạn mất từ 8 năm đến 10 năm và thâm chí sau đó cũng không chắc chắn về sự thành công trong việc nói ngôn ngữ này một cách lưu loát và thành thạo.

Tất nhiên không thể bắt trẻ nhỏ học ngôn ngữ theo kiểu người lớn vì đầu óc của các em chưa đạt tới khả năng đó. Em bé học ngôn ngữ bằng cả con người của em. Và người lớn  vĩnh viễn cũng không thể học được ngôn ngữ phi thường như cách trẻ học ngôn ngữ trong những năm đầu đời của mình.

02363630686