Hệ thống miễn dịch ở trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện vì vậy rất dễ bị các virus trong môi trường tấn công. Nhất là những ngày trời chuyển mưa lạnh, các con dễ mắc bệnh cảm cúm, nóng sốt, ho,… Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thông thường để điều trị cho trẻ. Các bài thuốc dân gian luôn là phương pháp ưu tiên mà ba mẹ lựa chọn bởi sự an toàn, lành tính, hiệu quả và phù hợp với thể trạng tiếp nhận của trẻ.
Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị ho, cảm sốt đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Ba mẹ có thể tham khảo các bài thuốc sau để áp dụng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tốt nhất nhé.
Những bài thuốc trị ho, cảm, sốt đơn giản và hiệu quả
1/ Trị cảm cúm bằng lá hẹ hấp mật ong:
Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong lá hẹ giúp ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây viêm mũi họng, cảm cúm. Qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ.
Cách thực hiện: Dùng 100g lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm. Sau đó cho lá hẹ vào bát thêm mật ong nguyên chất vừa đủ ngập mặt lá hẹ. Hấp cách thuỷ lá hẹ mật ong khoảng 30 phút. (Lưu ý mật ong chỉ nên dùng cho trẻ >1 tuổi). Khi hấp xong, ba mẹ chắt nước cho trẻ dùng 2-3 muỗng/ lần. Uống 3 lần/ngày. Có thể khuyến khích trẻ lớn ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.
2/ Trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng:
Bên cạnh tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp kích thích lưu thông báo, giảm viêm xoang mũi giúp khắc phục chứng sổ mũi cho trẻ. Ba mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng ấm (nên uống buổi sáng) và tắm hoặc ngâm chân với nước gừng.
Cách thực hiện: Giã gừng tươi lọc lấy nước, cho vào nước tắm của trẻ. Ba mẹ cũng có thể nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp trẻ bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đối với nước gừng ấm, ba mẹ giã nát một nhánh gừng nấu với 200ml nước để sôi trong 5 phút. Cho trẻ uống nước gừng còn ấm khoảng 2-3 lần sau 30 phút ăn sáng. Thực hiện thao tác mỗi ngày đến khi trẻ khỏi bệnh.
3/ Trị ho, cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh:
Lá húng chanh là loại thuốc nam chứa nhiều tinh dầu có tác dụng ức chế một số virus, vi khuẩn gây ức chế bệnh đường hô hấp. Sử dụng húng chanh giúp sát khuẩn, tiêu đờm, chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn,…
Cách thực hiện: Ba mẹ có thể dùng lá húng chanh nguyên chất bằng cách giã nát hoặc xay nhuyễn 20g lá húng chanh và hoà với ít nước ấm. Chắt nước cốt cho trẻ uống ngày 2 lần. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng 20g lá húng chanh và đường phèn. Đem hấp cách thuỷ, chắt nước chia làm 3-4 lần cho trẻ dùng hết trong ngày. Phần bã cho bé ngậm trong miệng mút để tăng hiệu quả hơn.
4/ Trị ho, sốt, cảm cúm cho trẻ bằng tinh dầu tỏi:
Tỏi là vị thuốc chữa ho, sốt nhẹ, cảm cúm hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn giúp làm thanh nhiệt, thải độc, giảm ho, tiêu đờm,… Theo y học hiện đại, việc sử dụng tỏi hang ngày có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa. Sử dụng tinh dầu tỏi hàng ngày giúp phòng tránh và trị cảm cúm hiệu quả.
Cách thực hiện: Sử dụng 2-3 tép tỏi tươi, bóc vỏ đập dập cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn vừa đủ. Chưng cách thuỷ khoảng 15 phút. lấy phần nước cho trẻ uống 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, Ba mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho trẻ uống. Hoặc cho tỏi vào cháo, đồ ăn hang ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
5/ Hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi:
Chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hàm lượng Vitamin C chứa trong chanh tươi cao có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng rối loạn điện giải, giúp trẻ phòng chống cảm lạnh, hạ sốt. Do đó, hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi được đánh giá là rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp lúc trẻ sốt cao trên 38 độ C.
Cách thực hiện: Chanh tươi rửa sạch thái lát mỏng, đắp từng miếng chanh lên trán, dọc sống lưng, khuỷu tay, lòng bàn chân. Giữ cố định bằng khăn mỏng khoảng 15-20 phút.
6/ Trị cảm, sốt cho trẻ bằng lá tía tô:
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em. Sử dụng nước sắc tía tô có thể giúp tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Từ đó đào thải được độc tố ra ngoài cơ thế, trẻ sẽ hạ sốt nhanh chóng. Đặc biệt, lá tía tô rất an toàn với trẻ sơ sinh. Vì thế ba mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ ở nhà.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước. Giá lá tía tô để lấy nước cho trẻ uống. Bài thuốc này phu hợp với trẻ bị sốt do tiêm phòng, trước khi cho trẻ đi chích ngừa, ba mẹ hãy thực hiện cách này để đề phòng trẻ bị sốt. Ngoài ra, ba mẹ có thể đung cả cành, lá và thân tía tô với 1 lít nước và cho bé xông. Hơi nước tía tô mang theo hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng xổ mũi của bé.
7/ Hạ số cho trẻ bằng rau diếp cá:
Rau diếp cá có tính bình, chua mát có tác dụng thanh nhiệt lành tính. Diếp cá còn được mệnh danh là “Kháng sinh tự nhiên” được dùng nhiều trong trường hợp nhiễm khuẩn. Bên cạnh tính năng hạ sốt, diếp cá còn giúp tăng đề kháng phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện: Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, ba mẹ chỉ cần rửa sạch diếp cá, giã nát bà đắp lên phần trán, nách, bẹn. dùng khăn gạc cố định để bã không bị rơi. Sau 30 phút thì tháo lấy bã ra ngoài. Đối với trẻ trên 6 tháng, ba mẹ cần rửa sạch diếp cá, giã nát hoặc xay lọc lấy nước. Có thể cho thêm đường phèn và nước lọc hoặc nước vo gạo rồi đun sôi khoảng 15-20p rồi cho trẻ uống. Dùng ngày 2-3 lần sau bữa ăn.
Trên đây là những bài thuốc dân gian giúp trị ho, cảm sốt cho trẻ an toàn lành tính. Ba mẹ có thể tham khảo và thực hiện với các nguyên liệu có sẵn ở nhà. Trong trường hợp trẻ cảm sốt lâu ngày không khỏi hay quá nặng. Ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.