Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Ta có thể nói rằng một ý chí mang đặc tính của vũ trụ đang hoạt động trong một cái cây đang lớn, đẩy nhựa cây thông qua thân và lá và làm cho quả chín. Tìm hiểu thêm ý chí và quá trình trau dồi của ý chí tại bài viết dưới đây

Ý chí trong các loài động vật được điều khiển bởi các cơ quan cụ thể của một loài. Các loài thú là chuyên gia trong lĩnh vực của chúng: đào hang, xây đập, bơi lội, bay lượn, làm mật, v.v… Các chuyển động của chúng có thể được dự đoán trước.

Nói về ý chí

Chỉ có ý chí của loài người là thường không dự đoán được. Nó hoạt động một cách mạnh mẽ từ sâu ở bên trong, nó được kết nối một cách sâu sắc đến với định mệnh của cá nhân, nó hình thành khí chất của ta, đặc tính cá nhân của ta. Theo đúng nghĩa đen, nó đẩy chúng ta làm những việc mà ta hoặc là cảm thấy hài lòng, hoặc là cảm thấy nuối tiếc sau đó. Dần dần chúng ta sẽ học được cách kiểm soát nó.

Rudolf Steiner đã khám phá ra bản chất của ý chí trong những nghiên cứu về tâm linh của ông. Ta không thể nào đề cập đến chủ đề lý thú này một cách toàn diện trong phạm vi của quyển sách này được. Những bạn đọc quan tâm có thể tìm thấy những tác phẩm liên quan trong các nhà sách về anthroposophy. Chúng ta hãy quay trở lại với đứa trẻ.

Trong suốt hai năm đầu tiên, chúng ta không thể đề cập đến khả năng tư duy. Chúng ta không thể nào thu hút được tâm trí hoặc dùng lý lẽ với trẻ. Trẻ sẽ không phản ứng lại yêu cầu của ta như: “Con đừng khóc nữa!”, trẻ cũng không hiểu được lời giải thích của ta: “Đừng lo con yêu. Mẹ sẽ quay lại ngay!”

Cảm giác của trẻ cũng sẽ được liên kết một cách trực tiếp đến với những ấn tượng tức thì về thể chất. Trẻ sẽ tỏ ra hạnh phúc khi được ăn, khi cảm thấy ấm áp hoặc là khi nghe mẹ hát. Trẻ sẽ ngay lập tức khóc khi thấy đói hoặc lạnh. Cảm giác của trẻ được liên kết một cách mật thiết với ý chí, và thứ đáng chú ý nhất của trẻ chính là phần ý chí. Chúng ta đang nói về một đứa trẻ ương bướng. Tiếng la hét không ngừng của trẻ có thể làm cho các bậc phụ huynh nổi giận. Chắc chắn là ý chí của trẻ không ở trong một giấc ngủ như kiểu của phần trí tuệ chưa được đánh thức kia, nhưng phần ý chí này không thể kiểm soát được, nó cứ thể hiện hết ra bên ngoài. Bất kỳ cố gắng nào để chỉ dẫn nó đều vô ích cả.

Đó là lý do tại sao mà một bầu không khí thích hợp, được tạo bởi những hành vi của người lớn, và cấu trúc sắp xếp một ngày theo đúng trật tự và nhịp điệu là điều rất quan trọng. Chỉ điều này mới có thể gây tác động tích cực đến trẻ.

Quá trình trau dồi của ý chí

Đứa trẻ chỉ có thể thể hiện bản thân nó qua ý chí. Những bước đi đầu tiên của trẻ đã biểu lộ cá tính của bé, cả cái cách mà bé bắt chước theo lời nói và cử chỉ của người khác.

Quá trình phát triển của trẻ không để ý đến việc kiềm chế ý chí của nó. Việc đó cần phải được thực hiện bằng cách ra lệnh: “Đừng có làm như vậy!”, “Không!”, “Thật đáng xấu hổ!”, hoặc tệ hơn là dùng một cái bợp tai.

Trẻ không thể hiểu những vấn đề của chúng ta, những phản ứng lạ lùng của ta khi nghe trẻ hét. Hành vi của trẻ không phải được gây ra bởi tính tình hư hỏng một cách có chủ đích mà là do sự bắt chước hoặc là vì một điều kiện về thể chất. Đó chính là một phản ứng tức thì, một phản xạ.

Nhưng sâu thẳm bên trong, trẻ ước muốn được trải nghiệm rằng thế giới này thật đạo đức, trẻ xem những lời dạy bảo của cha mẹ là đều đúng đắn và đáng để trẻ bắt chước theo. Trẻ sẽ lặp lại những việc ấy với một niềm tin khi trẻ chơi với búp bê hoặc với những trẻ khác.

Các bậc phụ huynh dễ dãi, những người không muốn can thiệp vào sự phát triển của trẻ vì nỗi sợ làm cản trở những đặc điểm của bé, có lẽ nên cân nhắc đến hậu quả sau: một đứa trẻ nếu quen với việc được phép làm những điều mà nó muốn sẽ cảm thấy mình có lý khi lấy một món đồ ra khỏi kệ ngoài cửa hàng nếu như nó thích món hàng ấy. Việc nuôi nấng dễ dãi thậm chí còn là nguyên nhân của tệ nạn cưỡng hiếp sau này. Bạn nam muốn có bạn nữ và chiếm đoạt cô ấy. Sau cùng thì cái cách cậu ta được nuôi nấng đã khuyến khích cái “hành vi tự do” như thế; nó gây ra những cảm giác thú vật mạnh mẽ, những bản năng nguyên thủy không thể kiểm soát được.

Thầy cô trong trường mẫu giáo và các bậc phụ huynh của các trẻ trong khoảng từ ba đến bảy tuổi sẽ đối mặt với vấn đề này: làm thế nào để đưa “văn minh” vào trong ý chí mà không làm hỏng linh hồn của trẻ.

02363630686