Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, ngày tết đến xuân về, mỗi nhà đều chuẩn bị cặp bánh để đặt ở bàn thờ gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức của người Việt như là truyền thống để tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Bánh chưng là món ăn mang nét đặc trưng dân tộc. Không chỉ là người lớn, những đứa trẻ cũng háo hức gói bánh, canh nồi bánh Chưng ấm cúng và cùng tận hưởng không khí Tết đang cận kề.

Trong tiềm thức của người Việt, bánh chưng không đơn thuần là món ăn mà đó đã trở thành nét đẹp văn hoá của con người Việt Nam. Bánh chưng gắn với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.

Ý nghĩa của Bánh Chưng trong ngày Tết Việt

Bánh chưng có màu xanh, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy màu trắng , hình tròn tượng trưng cho trời. Đất trời ôm ấp con người như mẹ cha, bánh chưng bánh giầy là món ăn trang trọng, cao quý để dâng lên tổ tiên. Thể hiện tấm lòng biết ơn với đất trời, tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng.

Bánh chưng là món ăn truyền thống được ví như linh hồn của bữa cơm trong ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết Việt. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân, mua muốn truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân mới hội các con và bảo rằng: ” Này các con! Năm nào, sắp đến Tết ta cũng làm mâm cỗ thịnh soạn để dâng cúng trời đất tổ tiên. Năm nay, các con hãy giúp ta chuẩn bị mâm cỗ này. Mỗi người hãy đem đến một món ăn mà các con cho là ngon nhất, quý nhất trong trời đất. Ai mang đến món ăn làm ta vừa lòng nhất ta sẽ truyền ngôi báu cho”

Các con trai thấy vậy, đua nhau kiếm của ngon vật lạ với hy vọng làm hài lòng vua cha. Người con trai chứ 18 của vua Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, tính tình hiền hậu, chăm chỉ, chí hiếu. Song vì mẹ mất sớm, nên chàng rất lo lắng không biết phải tìm của ngon vật lạ ở đâu để dâng vua cha. Một hôm, chàng nằm mơ thấy một vị tiên xuất hiện và bảo “Này con trai. 𝑻𝒐 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̂́𝒕, 𝒃𝒂𝒐 𝒍𝒂 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒂 𝒎𝒆̣. Và trong trời đất này không gì quý bằng hạt gạo. Những thứ quý hiếm chưa chắc là những thứ ngon, lại khó tìm. Trong khi đó, lúa gạo tự tay ta gieo trồng và chế biến được biết bao nhiêu món ngon, ăn mãi không chán. Con hãy lấy những hạt gạo thơm ngon nhất mà làm bánh dâng cúng trời đất, tổ tiên”

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời vị Tiên dặn. Chọn những hạt gạo nếp ngon nhất làm vỏ bánh, những hạt đậu vàng nhất làm nhân, tìm những chiếc lá dong xanh nhất, đẹp nhất để gói và lấy tre chẻ những chiếc lạt khéo nhất để buộc lại bên ngoài. Chàng làm ra hai chiếc bánh: Bánh hình vuông và Bánh hình tròn. Bánh hình vuông được nấu trong 1 ngày 1 đêm, còn bánh hình tròn thì đem hấp lên.

Đến ngày dâng lễ, mâm cỗ có nhiều món ngon toàn sơn hào hải vị được bày biện thịnh soạn. Duy nhất chỉ có bánh Chưng bánh giầy của Lang Liêu là khác biệt. Vua cha lấy làm lạ liền hỏi, chàng Liêu dâng bánh cho vua cha và nói về ý nghĩa của bánh Chưng bánh giầy. Vua nếm bánh thấy rất ngon và vừa miệng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán hay các dịp thờ cúng lễ hội, món bánh chưng bánh giầy trở thành món ăn truyền thống để dâng tổ tiên, đất trời.

Vì thế, bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất xưa, nhằm thể hiện sự biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu và mang lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người. Nhân nhuỵ vàng, thịt mỡ chín. là màu mỡ của đồng quê, của lúa chín, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Bánh chưng còn được gói ghém bởi cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Là sản phẩm tuyệt hảo của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, biên trong được chế biến từ nguyên liệu mang nét cội rễ của dân tộc: Gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn,…

Bánh chưng tết cũng thể hiện được lòng hiếu thảo của con với cha mẹ. Vì vậy, phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng. Cuộc sống dù có nhiều bộn bề lo toan nhưng một chiếc bánh chưng được dâng lên bàn thờ gia tiên luôn được hiện diện.

Đặc biệt, Bánh chưng có có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo. Những nguyên liệu này chứa nhiều năng lượng, vi chất, vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Thông thường các gia đình Việt sẽ gói bánh trong những ngày cuối năm khoảng 27, 28 tháng chạp. Đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau một năm vất vả và chuẩn bị đón tết. Đây cũng là dịp để ông bà, bố mẹ, con cháu quây quần tạo nên không khí của mùa xuân. Bánh chưng không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng mà con là nét đẹp văn hoá trong đời sống tin thần của người Việt.

Bánh chưng là món ăn truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Thấy bánh chưng là thấy Tết – đây cũng chính là nét độc đáo góp phần làm đẹp hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê, những ngày tết đến đều nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương và mong được trở về nhà quây quần bên nồi bánh chưng cùng ôn kỉ niệm và mong đến một năm mới bình an  hạnh phúc.

02363630686