Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Mùa đông năm nay, “Súp thần kỳ” sẽ được nấu vào các thứ 5 hàng tuần. Như vậy, ba mẹ sẽ cùng con chuẩn bị nguyên vật liệu để mang đến trường mỗi lần nấu Súp. Mang rau củ đến trường cùng con là hoạt động nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa và cần đến sự đồng hành trọn vẹn của các bậc phụ huynh.

Ý nghĩa của hoạt động nấu “Súp thần kỳ”

1.Tính nhịp điệu

Đây là hoạt động được thiết kế nhằm tạo nhịp điệu cho trẻ và cho chính ba mẹ

Trong giáo dục Steiner – Việc thiết lập và duy trì nhịp điệu cho trẻ chiếm tới 90% công việc cần làm với trẻ dưới 7 tuổi.

Mang nhịp điệu vào đời sống hàng ngày chính là món quà giá trị cho trẻ, dù ở nhà hay ở trường. Tính nhất quán, lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ có được sự phát triển tích cực, an ổn bên trong và chủ động với sự phát triển cảm xúc, hành vì của mình.

Hoạt động “Cùng con chuẩn bị và mang rau củ” mỗi thứ 5 hàng tuần với cảm hứng về món “Súp thần kỳ” theo đó sẽ tạo nên một nhịp điệu tự nhiên cho trẻ. Điều này, trên thực tế còn là hoạt động thử thách cho chính các bậc phụ huynh.

Một số hình ảnh hoạt động mang rau củ đến trường tại Sunflower Steiner

Cùng con mang rau củ lên trường là hoạt động nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa và cần đến sự đồng hành trọn vẹn của các bậc phụ huynh.

Chúng ta có thể ghi nhớ hoạt động này mỗi tuần chứ ạ ?

Chúng ta có thực hiện cùng con với sự chu toàn nhất chứ ạ?

Chúng ta có trò chuyện với con về những loại rau củ và món súp thần kỳ  không?

Chúng ta có quan sát cách mà trẻ tiếp nhận, đồng hành và trải nghiệm hoạt động này không?…

Hoạt động không thiết kế dành riêng cho ba mẹ, hoạt động này cần được thực hiện với sự quan sát, cảm nhận và tham gia của trẻ TỪ NHÀ TỚI TRƯỜNG.

Để hình thành nên Nhịp điệu, hoạt động cần tới sự lặp đi lặp lại liên tục nhiều tuần lễ với sự nhất quán cao. Ba mẹ có thể tạo lịch nhắc nhở từ thứ 4 để đảm bảo rằng mình không quên nhé.

Trẻ sẽ được ở trong dòng chảy của nhịp điệu và  trải nghiệm dòng chảy ấy như cách mà Ba mẹ dành sự chú tâm, trân trọng và hân hoan cho hoạt động này.

2. Phát triển cảm xúc của trẻ

Quan sát trẻ, ba mẹ sẽ nhận ra nhiều điều thật đẹp đẽ được diễn ra.

– Trẻ nhỏ từ chỗ nhận biết, cảm nhận về hình khối, đặc điểm của từng loại rau củ, còn được phân loại, chia đếm và hình dung về số lượng với sự hướng dẫn của cô giáo.

– Trẻ lớn hơn từ chỗ xếp, rửa rau củ, còn được cắt thái với sự nhuần nhuyễn rất cao, phụ giúp cô trong nhiều công đoạn chế biến.

– Nhiều bạn đến giờ nấu súp sẽ say sưa tham gia với các hoạt động, quên cả việc vui chơi chạy nhảy, sự tập trung dõi theo cô giáo được đẩy lên cao hơn bao giờ hết.

– Trong khi đó thì 1 số bạn nhất định giữ miết củ cà rốt của mình, và không ai được làm gì với bạn cà rốt ấy cả.

– Hay như việc thưởng thức món Súp cũng thật đa chiều một cách tự nhiên với trạng thái khoái khẩu hay dở ẹc – con không ăn nữa đâu

* Một số trẻ ăn thô tốt thì thường sẽ không ghiền món súp mịn lắm, nên việc các bạn chê là tín hiệu không có gì đáng lo ba mẹ nhé

3. Bài học về tinh thần trách nhiệm

– Con không ăn món súp thần kỳ nữa đâu! – LeO rất nghiêm túc sau lần đầu thử món này. Nhưng thứ 5 vừa rồi, LeO vẫn đầy phấn khởi mang củ đến lớp và tham gia rửa, thái rất giỏi.

Con không ăn thì mình sẽ chuẩn bị món Súp cho các bạn, ở lớp có rất nhiều bạn thích món này lắm đấy.

Trẻ cần được tôn trọng trạng thái cảm xúc của mình, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiệm vụ đã được giao. Đó là tinh thần trách nhiệm.

Với trẻ có cảm xúc trái chiều, cần đến sự hỗ trợ động viên của ba mẹ để duy trì nhịp điệu cho trẻ.

Cách ba mẹ cùng trẻ mang rau củ đến trường cũng chính là cách mà trẻ học được những bài học giá trị.

Ba Mẹ hãy cùng dõi theo con để xem Món Súp Thần Kỳ mang đến những bất ngờ gì tiếp theo nhé!

Sunflower Steiner

02363630686