Playgroup trong giáo dục Steiner về cơ bản là một chuỗi hoạt động nhằm nâng cao ý thức của người lớn (Giáo viên hoặc có thêm sự tham gia của ba/mẹ). Người lớn ở trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, trẻ em ở trạng thái “mơ màng”. Bản chất của người lớn là trải nghiệm thế giới thông qua trí tuệ với những suy nghĩ như “Làm thế nào tôi có thể cải thiện cuộc sống?” và “Đứa trẻ này cần gì để lớn lên khỏe mạnh?” Bản chất của trẻ nhỏ là trải nghiệm, khám phá và nhận biết thế giới thông qua các giác quan và bằng cách ‘hành động’ về mặt thể chất.
Mục đích của Steiner Playgroup là phát triển một khu vui chơi an toàn cho trẻ em và một ốc đảo hòa bình đồng thời tạo được tình bạn cho các bậc cha mẹ. Đứa trẻ cần được trải nghiệm và sống trong một môi trường mà lòng tốt được nhân cách hóa – nơi người lớn có thể ôm lấy đứa trẻ với một sự kính trọng, nơi đứa trẻ cảm nhận được: “Con có thể tin tưởng người lớn này. Ở đây là an toàn. Con không cần để sợ hãi và rút lui.”
Các yếu tố tạo nên hoạt động PlayGroup Steiner
Các yếu tố cơ bản tạo nên một Steiner Playgroup được hình thành bởi môi trường, thói quen, tâm trạng, những nghi thức, đồ chơi, bài hát, câu chuyện… Tại nhóm sinh hoạt Steiner Playgroup, môi trường được chuẩn bị để đáp ứng bản chất và nhu cầu của trẻ. Giáo viên sẽ không có chủ ý giảng dạy, thay vào đó lồng ghép những hoạt động để kích thích trí tuệ, tương tác của trẻ. Hoạt động được nuôi dưỡng trong một môi trường nhịp nhàng và vui vẻ, tạo không gian lành mạnh và chất lượng cho trẻ.
1. Môi Trường
1.1 Con người (Giáo viên/ ba mẹ/ Trẻ)
Việc tạo ra hoạt động Playgroup hiệu quả xuất phát từ sự đồng hành của giáo viên và sự nỗ lực của ba mẹ để thấu hiểu con cái họ, bản thân họ và những người khác. Đây là bước khởi đầu của quá trình tự giáo dục mà theo Steiner nó rất quan trọng đối với những người làm việc với trẻ nhỏ.
Ở nhóm Playgroup, cha mẹ thường có xu hướng buông thả nhiều, vì nhu cầu tận dụng tối đa sự đồng hành của người lớn thường rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng tìm sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội của người lớn và nhận thức về những gì đang xảy ra xung quanh trẻ. Chính ý thức này là thứ tạo ra một tâm trạng nuôi dưỡng an toàn và ấm áp. Những bài hát, câu chuyện hoặc địa điểm chỉ là thứ yếu so với ảnh hưởng của chúng ta khi trưởng thành thông qua tính kỷ luật và tự giác của mình mang lại cho nhóm.
Chúng ta nên nhớ rằng, việc tập hợp những đứa trẻ có độ tuổi khác nhau trong một môi trường nhóm có tổ chức là điều không tự nhiên. Do đó, không nên khuyến khích bất kỳ đứa trẻ nào cảm thấy khó chịu khi sắp xếp như vậy. Khi nhu cầu thúc đẩy chính là để Bố mẹ/ giáo viên tiếp xúc xã hội. Trẻ sẽ có thể tham gia vào các hoạt động khác để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.
2.2 Địa điểm
Trẻ nhỏ thích hợp nhất với môi trường “như ở nhà”, đó là nơi mà người lớn chăm sóc trẻ như ở nhà của chính chúng. Người lớn cần phải yêu thương và chăm sóc tòa nhà. Các hoạt động đơn giản như quét dọn, lau chùi, phủi bụi và làm vườn, được thực hiện một cách cẩn thận và tận tâm, chắc chắn sẽ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tốt đẹp.
Những bức tường hoặc góc không đẹp mắt được phủ bằng vải muslin, nhuộm màu nhạt để làm mềm chúng. Trang trí đơn giản mang lại cảm giác mềm mại, ấm áp là tốt nhất . Trần nhà quá cao có thể được ‘hạ thấp’ bằng các tấm vải muslin có độ dài rủ xuống và các cửa sổ lớn sáng chói được làm mềm bằng các vật liệu tương tự. Sàn gỗ có thể cần trải thảm để giảm tiếng ồn và tạo cảm giác ấm áp hơn, giúp tăng cường khả năng chơi sáng tạo bền vững.
Hoa và cây tươi là những món quà tuyệt vời từ thiên nhiên giúp tạo ra tâm trạng đúng đắn của cuộc sống, tình yêu và niềm vui. Chúng đặc biệt phù hợp với góc kể chuyện, nơi có thể tìm thấy một chiếc bàn và ghế của người kể chuyện. Trên bàn có thể là một ngọn nến và đồ dập. Các loại vải khác nhau tượng trưng cho mỗi mùa có thể giúp phát triển sự nhạy bén đối với nhịp điệu thay đổi trong tự nhiên. Một số thêm vỏ sò hoặc đá để đại diện cho giới động vật hoặc khoáng sản.
2. Đồ chơi
Các vật liệu tự nhiên được cung cấp tại Playgroup vì chúng có vẻ đẹp, đa dạng đặc tính và lịch sử vốn có dẫn đến sự kỳ diệu và kích thích trí tuệ. Những con vật bằng gỗ hay len không có quá nhiều tạo hình chi tiết rất tốt để giúp trẻ phát huy tối đa trí tưởng tượng về các hình thể. Những quả bóng đan, rối là các món đồ chơi kích thích các giác quan tốt. Búp bê thủ công, quần áo của búp bê có nút hoặc khuy bấm thay vì khóa dán, nôi và chăn cũng mang lại nhiều trò chơi có giá trị. Chơi xếp khối thường sáng tạo một cách tuyệt vời và các mảnh ghép từ hộp gỗ sẽ tốt hơn so với các khối đồ chơi được sản xuất bằng máy. Các vết cắt có hình dạng ‘hữu cơ’ hơn và tốt hơn cho sự phát triển hữu cơ của chính đứa trẻ. Chà nhám và đánh bóng các khối cũng là một hoạt động lành mạnh, tự nhiên
Ấm trà, bình và cốc bằng gốm, gỗ hoặc kim loại giúp thúc đẩy trò chơi sáng tạo, cũng như một hoặc hai giá đỡ đồ chơi để tạo điều kiện cho việc xây dựng các khối hình khối. Trẻ nhỏ cần nhiều tấm vải lớn bằng Muslin, Cotton, hoặc lụa nhiều màu sắc khác nhau (ngoại trừ màu đen hoặc nâu – vì chúng quá nặng đối với ý thức của trẻ nhỏ). Áo choàng bằng lụa hoặc cotton là những trang phụ phù hợp cho lứa tuổi mầm non giàu trí tưởng tượng. Vòng mây và con quay bằng gỗ cũng thử thách kỹ năng của trẻ lớn hơn.
Trò chơi hố cát là một nơi để chơi giàu trí tưởng tượng. Những chiếc thìa thật, khay bánh nướng xốp, cốc đựng trứng bằng kim loại, xoong và khay cùng với những mảnh gỗ cắt sẵn và có lẽ một vài chiếc bay để đào đất đã được chứng minh là vô giá trong những năm qua.
3. Thói quen và tâm trạng
Thói quen và tâm trạng là hai yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi hoạt động. Vì vậy, các thao tác cần được chuẩn bị và tiến hành thật chu đáo cẩn thận. Bởi vì thói quen dù có cố định đến đâu thì các phiên sinh hoạt sẽ khác nhau một cách kỳ diệu, phản ánh bản chất luôn thay đổi của cuộc sống.
Các hoạt động playgroup diễn ra trong ngày như nhịp thở “Hít vào thở ra”. Giờ chơi trong nhà nếu trẻ tập trung nghiệm túc sáng tạo là hoạt động “hít vào”. Khi trẻ bắt đầu chuẩn bị trà sáng, rửa tay là hoạt động “thở ra” tương tự các hoạt động sinh hoạt vòng tròn và chơi ngoài sân…. Theo Steiner Giáo dục có nghĩa là học các thở và trẻ em đặc biệt phù hợp với những sắp xếp trong ngày của chúng.
Mỗi nhóm chơi sẽ có thói quen và dòng chảy riêng, nhưng nó phải không đổi trong suốt cả năm, cùng với việc sắp xếp phòng và các ‘phúc lành’ đã chọn với bữa ăn. Tại Playgroup, trẻ vui vẻ rửa tay, lau khô quanh chiếc bát và ngồi thành vòng tròn lặng lẽ chờ những bạn khác đến. Một dĩa trái cây được sắp xếp cẩn thận trước mặt họ. Một câu hát để tạ an mặt trời, đất, mưa, cây cho thức ăn của chúng ta. Bữa ăn sau đó được chia sẻ với tâm trạng vui tươi và bình yên.
Còn tiếp….
(Nguồn:consciousparentingguide.com được biên tập lại bởi Sunflower Steiner)