Năm 1912-1913, Steiner cùng với các thành viên đồng chí hướng thành lập Hội Anthroposophy (tạm dịch là Hiểu biết về sự phát triển tự nhiên của con người. Steiner lấy tên từ tên tác phẩm của nhà Triết học người Áo, được xuất bản vào năm 1856). Sau đó, Hội đã phát triển nhanh chóng và tiến hành xây dựng một nhà hát và trung tâm tổ chức sự kiện để phục vụ cho các hội nghị hàng năm. Tòa nhà được Steiner thiết kế và xây dựng bởi các tình nguyện viên vào năm 1914.
Từ năm 1919 trở đi, hoạt động giảng dạy của Steiner được mở rộng và phát triển. Hội đã nhất trí thành lập nhiều tổ chức và các hoạt động thực tiễn, bao gồm trường học Waldorf đầu tiên được xây dựng vào năm đó tại Đức. Tại đây, giáo dục Steiner đặc biệt chú trọng vai trò của trí tưởng tượng, phát triển suy nghĩ bao gồm khả năng sáng tạo cũng như phân tích ở trẻ. Mục đích của phương thức giáo dục này là cung cấp cho trẻ một nền tảng cơ bản cho sự phát triển đạo đức, hình thành một cá thể toàn vẹn và góp phần hoàn thiện số phận của trẻ.
Theo các công trình nghiên cứu, khảo sát thì chỉ số sáng tạo của học sinh Steiner cao hơn học sinh của nền giáo dục công ở nhiều nước. Nhiều cá nhân từng là học sinh Waldorf có đóng góp lớn trong các ngành nghề đòi hỏi tính sáng tạo cao, như ở các lĩnh vực thiết kế, kiến trúc, làm phim, nhạc sỹ, họa sĩ, không gian vũ trụ. Ví dụ như diễn viên Jennifer Aniston, diễn viên Sandra Bullock, nhà văn Michael Ende (với tác phẩm “Italic” nổi tiếng toàn thế giới), Kenneth Chenault – Chủ tịch của American Express…
Sau hơn 100 năm ra đời và phát triển, cùng với sự kiên trì, bền bỉ theo đuổi Triết lý giáo dục của mình, Giáo dục Steiner – Waldorf luôn hướng tới việc tạo ra những con người khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, tự do trong suy nghĩ, có khả năng tự quyết định và làm chủ cuộc đời của mình trong một tinh thần trách nhiệm cao với xã hội.