Rudolf Steiner đã từng nói: “Đâu là những cuốn sách tốt giúp giáo viên nghiên cứu về giáo dục? Và trẻ em chính là những cuốn sách mà chúng ta vẫn tìm kiếm. Chúng ta không cần học cách dạy dỗ từ bất cứ trang giấy nào khác ngoài cuốn sách tuyệt đẹp đó”. Trẻ em, chúng không phát triển theo cùng một cách, và cũng không phát triển cùng một nhịp điệu. Giáo dục Waldorf dạy chúng ta chú ý một cách sâu sắc đến nhu cầu của từng đứa trẻ và ngừng kỳ vọng con mình sẽ trở thành một ai đó, không phải chúng.
Sunflower Steiner giới thiệu ba mẹ 6 nguyên tắc ba mẹ có thể áp dụng tại nhà theo phương pháp giáo dục Steiner mà ba mẹ có thể hình thành thói quen, tạo môi trường đồng hành cùng những thiên thần nhỏ ở nhà của mình.
6 nguyên tắc ba mẹ có thể áp dụng tại nhà theo PP giáo dục Steiner
Trở thành người kể chuyện
“Nếu bạn muốn con mình thông minh, hãy kể chúng nghe truyện cổ tích. Nếu bạn muốn chúng thông minh hơn, hãy kể thêm nhiều câu chuyện cổ tích”. Đây là một câu nói nổi tiếng của Einstein, và nền giáo dục Waldorf cũng đồng quan điểm với ý kiến này.
Rudolf Steiner tin rằng việc kể chuyện là một món quà, và kể chuyện vẫn là một điểm trung tâm của giáo dục Waldorf.
Những câu chuyện giúp trẻ kết nối, dạy trẻ những từ mới, và đưa chúng đến những nơi mà chúng chưa bao giờ thấy. Giáo dục Waldorf nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chuyện chứ không phải là đọc truyện, bởi đây là cách để xây dựng trí tưởng tượng của một đứa trẻ.
Không chỉ là truyện cổ tích, bạn cũng có thể kể những câu chuyện đơn giản mà bạn nhớ từ thời thơ ấu của mình. Trẻ nhỏ thích lắng nghe cùng một câu chuyện nhiều lần, vì vậy chúng sẽ rất vui nếu được bố mẹ kể đi kể lại một câu chuyện trong một thời gian.
Kết nối với thiên nhiên mỗi ngày
Việc chơi ngoài trời cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự sáng tạo ở trẻ. Ngoài ra, kết nối với thiên nhiên còn dạy cho con trẻ biết chú ý đến thế giới xung quanh, dạy chúng cách dành thời gian để ngửi những bông hoa, để quan sát vạn vật cũng như con người. Đặc biệt, được đắm chìm trong thiên nhiên còn có tác dụng khiến cho trẻ bớt… quậy.
Có rất nhiều cách để trẻ kết nối với thiên nhiên, đó có thể là nghịch cát, nhặt lá, ngắm hoa, trèo cây, gom những viên đá, lượm nhặt vỏ ốc, đào đất, chơi với những cây gậy, khúc gỗ…
Dạy con trẻ cách chơi
Thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ bằng những món đồ chơi đơn giản nhất, đó là một nguyên tác cơ bản của giáo dục Waldorf. Steiner luôn nhấn mạnh tầm quan trong của những món đồ chơi tự nhiên với lập luận rằng đồ chơi nên cung cấp cho trẻ em những trải nghiệm cảm giác. Bên cạnh đó, ông tin rằng khi đồ chơi đơn giản, chúng sẽ kích thích trí tưởng tượng của con trẻ một cách mạnh mẽ.
Giáo dục Waldorf khuyến khích đồ chơi đơn giản và sinh thái thân thiện mà mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy như vỏ sò, len sợi, giẻ lụa và khăn tay, gậy và cành cây, khối gỗ, đá, cát…
Thiết lập thói quen nhịp điệu sinh hoạt trong gia đình
Trong giáo dục Waldorf, mỗi buổi sáng bắt đầu bằng hoạt động “sinh hoạt vòng tròn”. Đây là hoạt động đặc biệt để đưa lũ trẻ đến với nhau cùng hát, đọc các câu thơ, tập các bài tập vận động, và chơi ngón tay dựa trên các chủ đề cụ thể (ví dụ các mùa).
Có rất nhiều lợi ích khi thiết lập các thói quen cho trẻ. Các tác giả của cuốn sách “Simplicity Parenting” (tình cờ, một trong số họ là nhà giáo dục Waldorf) tin rằng các thói quen mang đến cho trẻ em một cảm giác an toàn. Ngoài ra, việc thiết lập các thói quen còn có thể khiến cho việc làm cha mẹ troẻ nên “dễ thở” hơn đồng thời giúp cho việc nuôi dạy con cái trở thành một trải nghiệm hoàn thiện hơn.
Tạo không gian cho nghệ thuật
Nghệ thuật có một vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục Waldorf. Xây dựng cho con trẻ một không gian nghệ thuật chính là cách tuyệt vời nhất để thúc đẩy khả năng sáng tạo của chúng.
ST.