Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Trẻ luôn đạp hết chăn khỏi mình khi ngủ. Trẻ luôn ở miết dưới hồ bơi mà không chịu lên. Trẻ luôn sẵn sàng chơi không nghỉ dưới mọi điều kiện thời tiết… Vậy Trẻ có thật sự “Không bị lạnh”? Muốn biết trẻ có đủ ấm hay không? Hãy chạm vào chúng! Cùng Sunflower Steiner tìm hiểu bài viết ngay sau đây nhé.

Trẻ nhỏ ( 0 – 7t ) chưa có khả năng nhận biết, bảo vệ nhiệt độ cơ thể của chính mình, chúng không có khả năng nhận ra nhiệt độ trên cơ thể hay cảm nhận sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên trong mình và nhiệt độ bên ngoài trời.  Đó là bởi – Giác quan nhiệt độ (hay Sức ấm) chưa hoàn thiện trong giai đoạn này. Chúng chưa thể có khả năng nhận biết rằng mình đang lạnh, chúng hoạt động liên tục, đầy háo hứng với mọi thứ xung quanh đến nỗi không thể cảm nhận được thân nhiệt của chính mình, dù vậy luôn có cách để chúng có thể nhận biết được đứa trẻ của mình có đang đủ ấm hay không?

Hãy sờ vào đôi chân, vùng vai gáy, dọc lưng khi trẻ ngủ: Nếu chân lạnh và thân nhiệt trẻ lạnh nghĩa là trẻ cần được giữ ấm nhiều hơn, Nếu chân ấm, vùng lưng, gáy đổ nhiều mồ hôi nghĩa là trẻ cần thoát nhiệt, và giảm nhiệt độ.

Hãy quan sát sắc thái làn da của trẻ, chạm vào tay chân trẻ khi chúng chơi ngoài trời ( hay tắm biển) quá lâu: chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện xanh tái của da, hay hồng hào, biểu hiện nhăn nhúm trên da hay bìnht hường để xác định mức độ mất nhiệt của trẻ và biện pháp cần can thiệp kịp thời.

Trẻ nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng cho nhu cầu vận động để hoàn thiện thể chất, khả năng mất nhiệt, trao đổi chất cũng nhanh hơn so với người trưởng thành! Nếu trẻ không được bảo vệ sức ấm, thì theo cơ chế điều hòa tự nhiên ( nhiệt đi từ chỗ nóng, qua chỗ lạnh ) cơ thể trẻ sẽ phải sử dụng một phần năng lượng “phát triển cơ thể” để sưởi ấm cơ thể. Nguồn năng lượng này đúng ra được sử dụng cho việc phát triển hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể trẻ ( tim, gan, phổi, hệ cơ xương khớp,…). Nếu bị hao hụt, tất yếu về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của trẻ, hoặc các cơ quan vật lý phát triển chậm hơn, hoặc thiếu sức sống hơn.

Hơi Ấm mang đến sức khỏe, sự sống cho cơ thể ! Ngược lại, Hơi Lạnh làm giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, dễ đau sốt và nhiễm trùng hơn, Ngay cả khi trẻ bị đau bệnh, nếu cơ thể được giữ sức ấm tốt – khả năng trẻ lướt qua cơn đau sẽ an toàn và nhanh chóng hơn nếu trẻ không được chăm sóc và giữ hơi ấm bên trong mình.

Trẻ nhỏ cần đến sự hỗ trợ của chúng ta trong việc Nhận biết và nuôi dưỡng Hơi ấm cho trẻ trong những năm đầu đời.

SỨC ẤM HAY SỰ ẤM ÁP VỚI TRẺ NHỎ không chỉ ở khía cạnh bảo vệ thân nhiệt cho trẻ theo thời tiết mà quan trong hơn còn ở khía cạnh bảo vệ đời sống tinh thần cho trẻ mỗi ngày lớn lên.

– Khi còn trong bào thai mẹ, em bé được giữ ấm bằng chính thân nhiệt của mẹ, của nước ối! Một bà mẹ có tâm lý thoải mái, vui tươi và cung cấp đủ lượng nước ối sạch trong là điều kiện sinh tồn thuận lợi để em bé được phát triển khỏe khoắn trong suốt thai kỳ.

Hay khi chào đời, em bé cần được giữ ấm bằng cách da kề da để truyền nhiệt từ mẹ, hay được quấn chặt thân mình, đầu đội mũ che thóp, tay chân mang bao vớ kín từ trên xuống dưới. Việc này cũng nhằm mục đích ngăn sự mất nhiệt của trẻ và bảo vệ thân nhiệt ổn định cho trẻ khi thay đổi môi trường sống của mình từ trong bụng ra ngoài.

Phải đến chu kỳ 7 năm tiếp theo ( 7 – 14t) giác quan Sức ấm mới dần hoàn thiện và đứa trẻ bắt đầu có khả năng cảm nhận về nhiệt độ, biết nóng, lạnh từ bên trong mình. Đây cũng là thời điểm, phần cảm xúc của trẻ phát triển, đứa trẻ có xu hướng bộc lộ và bày tỏ đời sống tình cảm của mình một cách mạnh mẽ ở nhiều thái cực khác nhau. Một đứa trẻ được bảo vệ và nuôi dưỡng giác quan sức ấm tốt trong những năm đầu đời, thì đến khi giác quan này hoàn thiện, đứa trẻ sẽ có được tận hưởng những phẩm chất đẹp đẽ, ấm áp từ chính tâm hồn mình.

Làm sao để chúng ta nuôi dưỡng sức ấm cho trẻ?

Ngày nay, chúng ta không khó để tạo ra một không gian sống tiện nghi với các chất liệu an toàn cho trẻ ( đồ chơi, quần áo, thực phẩm, nhiệt độ ) nhưng hoàn toàn không dễ để thiết lập và duy trì được một không gian bình yên với bầu không khí tinh thần chân thật, an ổn cho trẻ giữa những người lớn ngày càng bị chi phối quá nhiều bởi đủ thứ nhu cầu phù phiếm trong đời sống đầy tính vật chất này.

02363630686