Chúng tôi đang tuyển sinh khối mầm non. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé.
Thư chào mừng
“Chào mừng đến với Sunflower Steiner - Trường mầm non theo chuẩn phương pháp Steiner toàn diện.
Nơi đây là TỔ ẤM đầy Tình Thương và Sự Chân Thật, nơi các con được nuôi dưỡng tâm hồn bằng các hoạt động nghệ thuật mỗi ngày, được tự do vui chơi, khám phá và được làm một đứa trẻ đích thực.
Chúng tôi chăm nom tất cả những gì trẻ tiếp xúc và mang lại cho trẻ một môi trường để phát triển lành mạnh trên nền tảng: tình thương, hơi ấm, thiên nhiên và tính con người.“
Tại Sunflower, mọi điều mà chúng tôi mang đến đều nhằm mục đích tạo dựng một tổ ấm thứ hai cho bé, nơi bé được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình và được hỗ trợ để phát triển các tiềm năng của mình!
“Thượng đế không thể có mặt ở mọi nơi nên Người đã tạo ra Mẹ. Đến tuổi như mẹ, mẹ vẫn là vị thần bảo vệ con. Một tiếng “Mẹ!”, chỉ cần gọi thôi cũng chạm tới trái tim”
Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử
Chúng ta ghi nhận những thành tựu mà cuộc cách mạng công nghệ số đã mang đến cho nhân loại: Nối liền những khoảng cách địa lý; Mang đến cho con người những kho tàng kiến thức thông tin rộng khắp tất cả các lĩnh vực cuộc sống… Nhưng chúng ta cũng cần trung thực nhận ra những mặt trái, những nguy cơ tiềm ẩn mà công nghệ kỹ thuật số tác động tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển thể chất và sự hoàn thiện về nhân cách của con trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng trong khía cạnh này, mỗi bậc cha mẹ chúng ta sẽ khéo léo, linh hoạt và tinh tế trong trách nhiệm bảo vệ sự phát triển lành mạnh của con trước sự ảnh hưởng của các thiết bị điện tử thông minh có ở xung quanh trẻ. Đặc tính nổi bật ở trẻ mà người lớn chúng ta dễ dàng thấy được đó là tính hiếu kỳ, ưa khám phá và thích tìm hiểu. Những thiết bị điện tử kia thật sự rất “thông minh” trong việc thu hút, hấp dẫn chúng ta tham gia vào quá trình khám phá, phiêu lưu và con trẻ cũng không ngoại lệ.
Ba mẹ không thể nào có thể luôn luôn bên con cho đến hết cuộc đời để bảo vệ con được. Vậy chúng ta có thể làm gì tốt nhất cho con trong hoàn cảnh này đây? Đây là tâm tư chung của rất nhiều những bậc cha mẹ có con nhỏ. Trẻ nhỏ dường như đang đứng giữa nơi chiến tuyến, một bên là sự hấp dẫn của thế giới điện tử và bên còn lại là sự trông nom, bảo vệ con được an toàn khôn lớn. Hẳn đây sẽ là một “cuộc chiến cân sức” và kết quả chung cuộc sẽ được quyết định bởi sự lựa chọn và hành động thiết thực của ba mẹ.
Chính vì vậy, nếu ba mẹ lựa chọn dành thời gian cho con, cùng chơi với con, cùng đọc sách, kể chuyện cho con nghe...thì sức hấp dẫn của thiết bị điện tử có đến mức nào cũng khó có thể thu hút con được. Nếu ba mẹ lựa chọn dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và chọn lọc nguồn thông tin, hình ảnh trước khi cho con tiếp xúc và thống nhất với con về thời gian phù hợp thì một ranh giới rõ ràng, một nề nếp tích cực sẽ được thực thi và hình thành trong con những thói quen tốt…. Có lẽ, công cuộc “vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng” sẽ luôn là một món quà vô giá trong hành trình khôn lớn, trưởng thành lành mạnh mà những bậc sinh thành dành cho con trẻ.
Giao tiếp nuôi dưỡng
Giao tiếp nuôi dưỡng chính là cách dưỡng nuôi và hỗ trợ con học hỏi, phát triển và hình thành nhân cách của ba mẹ trên hành trình chăm sóc con khôn lớn, trưởng thành.Khi con ở lứa tuổi mầm non (0-7 tuổi) thì tất cả mọi cơ quan và khả năng của con đều chưa hoàn thiện. Bởi vậy, việc giáo dục con thông qua việc giảng giải kiến thức là chưa phù hợp, thậm chí còn gây ra những hệ lụy cho bộ não còn non nớt của trẻ nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung trong giai đoạn này. “Giao tiếp nuôi dưỡng - Không giải thích” chính là chìa khóa để ba mẹ mở ra những khả năng, năng lực đầy hứa hẹn của con trẻ. “Bắt chước” là một năng lực đặc biệt và nổi trội của trẻ ở thời điểm này.
Thông qua ánh nhìn, trẻ nhìn thấy những hoạt động diễn ra quanh mình. Nhu cầu hoạt động là một nhu cầu thiết yếu và không thể nào kiềm chế được ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi những hoạt động ý nghĩa và có mục đích được hoàn thành trước sự chứng kiến của trẻ chính là những hình mẫu để trẻ có thể lựa chọn làm theo. Đây là cách thức, là con đường độc đáo để trẻ học hỏi và phát triển nhiều nhất có thể. Con trẻ có khả năng bắt chước nhiều hơn những gì người lớn có thể tưởng tượng. Và những ấn tượng được lưu giữ lại trong trẻ và được trẻ mô phỏng lại sẽ trở thành hành xử của trẻ trong cuộc sống của mình.
Hoạt động bắt chước cũng có vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể chinh phục những đặc tính phức tạp trong tiếng mẹ đẻ chỉ bằng việc bắt chước. Trong một thời gian ngắn, trẻ có thể nói thành thạo tất cả những cấu trúc ngữ pháp một cách tinh tế và uyển chuyển chỉ bằng cách lắng nghe và nhại lại. Hẳn là trẻ sẽ không thể nào chinh phục được những điều này nếu được dạy bảo theo cách để trẻ nghe người lớn chúng ta phân tích một loạt các hệ thống khái niệm, lý thuyết...
Lý do trẻ có thể học hỏi một cách dễ dàng bằng việc bắt chước là bởi chúng trải nghiệm thế giới bằng sự cởi mở và không chút e ngại. Chúng khởi đầu bằng niềm tin cơ bản rằng thế giới này tốt đẹp. Dường như chúng không có sự phân biệt rạch ròi giữa những thứ đáng và không đáng học theo. Trẻ ấn tượng với những gì chúng quan sát được và nhập vai vào đó. Điều này đặt một trọng trách không nhỏ lên vai cả giáo viên và phụ huynh.
Hoạt động bắt chước cũng có vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể chinh phục những đặc tính phức tạp trong tiếng mẹ đẻ chỉ bằng việc bắt chước. Trong một thời gian ngắn, trẻ có thể nói thành thạo tất cả những cấu trúc ngữ pháp một cách tinh tế và uyển chuyển chỉ bằng cách lắng nghe và nhại lại. Hẳn là trẻ sẽ không thể nào chinh phục được những điều này nếu được dạy bảo theo cách để trẻ nghe người lớn chúng ta phân tích một loạt các hệ thống khái niệm, lý thuyết...
Lý do trẻ có thể học hỏi một cách dễ dàng bằng việc bắt chước là bởi chúng trải nghiệm thế giới bằng sự cởi mở và không chút e ngại. Chúng khởi đầu bằng niềm tin cơ bản rằng thế giới này tốt đẹp. Dường như chúng không có sự phân biệt rạch ròi giữa những thứ đáng và không đáng học theo. Trẻ ấn tượng với những gì chúng quan sát được và nhập vai vào đó. Điều này đặt một trọng trách không nhỏ lên vai cả giáo viên và phụ huynh.
Hiểu về sự lớn lên và phát triển của trẻ
Lớn lên là sự tăng lên về kích thước cơ thể - chiều cao, cân nặng và những chỉ số khác. Phát triển là đạt được những kỹ năng về tất cả các khía cạnh trong đời sống của một đứa trẻ. Sự phát triển này được chia thành bốn nhóm:
Phát triển thể chất - là các kĩ năng con học được để điều khiển cơ thể mình gồm:
Vận động thô (dùng nhiều cơ) như chân và cánh tay.
Vận động tinh (dùng cơ một cách khéo léo) như bàn tay và các ngón tay.
Phát triển cảm xúc và tương tác xã hội: là sự phát triển về khả năng nhận biết và ý thức về chính bản thân mình của trẻ, sự kết nối của trẻ với thế giới bên ngoài cũng như cảm xúc diễn ra bên trong trẻ, khả năng học hỏi để tồn tại trong cộng đồng người.
Phát triển tư duy: học kỹ năng nhận biết, ghi nhớ và tập trung.
Phát triển giao tiếp và ngôn ngữ: học cách giao tiếp với bạn bè, gia đình và những người xung quanh.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng tất cả các vùng phát triển đều liên kết với nhau. Từ một em bé ngây ngô non nớt, em trở thành một trẻ vị thành niên vào năm 16 tuổi, có đầy đủ kỹ năng cơ bản để tồn tại như chuyện trò, chạy nhảy, ghi chép và có tư duy trừu tượng.
Cân nặng lúc sơ sinh tầm 3 – 4kg tăng đến tầm 65kg ở tuổi trưởng thành;
Chiều cao lúc sơ sinh tầm 35cm, tăng đến hơn 155cm;
Từ một em bé gần như chỉ nằm yên, em biết đi đứng, chạy nhảy, leo trèo;
Từ một em bé chưa biết nói, em biết giao tiếp với mọi người;
Từ một em bé phụ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ/người chăm sóc, em có thể học cách mặc áo quần, tự ăn uống và suy nghĩ độc lập.
Sự lớn lên và phát triển có mối liên quan với nhau, nhưng là hai phạm trù khác nhau. Sự lớn lên đề cập đến kích thước của trẻ, có thể được nhìn thấy dễ dàng bằng mắt. Ta có thể quan sát sự lớn lên của trẻ từ nhiều chỉ số, bao gồm cân nặng, chiều cao và số đo vòng đầu. Cùng với đó, ta cũng cần quan sát sự phát triển các kỹ năng của con thông qua sự tương tác, tiếp xúc. Từ đây, ba mẹ sẽ có những hỗ trợ phù hợp nhất đúng theo từng thời điểm để con có được sự lớn lên và phát triển một cách lành mạnh.
Hiểu được giá trị của giấc ngủ đối với trẻ
Thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu là đủ và làm thế nào để bé ngủ đủ và ngủ ngon?
Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa ở mỗi trẻ và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi:ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày. Phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một giờ. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.
Khi trẻ ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và dĩ nhiên là sẽ không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Một nghiên cứu trên 11,000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chỉ ra rằng những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi. Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormon, bao gồm cả hormon giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng cơn thèm ăn gây ra chứng thừa cân và béo phì ở trẻ.
Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.
Giải pháp hỗ trợ để cho trẻ được ngủ đủ và ngủ ngon?
Tạo thói quen cho trẻ: Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi, … nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy. Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon.
Luyện cho trẻ thói quen tự đi ngủ: Vào thời điểm trẻ được từ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tự mình đi ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường mỗi khi thấy trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức.
Có thể ru trẻ bằng cách đu đưa, ru ngủ, cho đến khi bé ngủ là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi bé thích thú với giấc ngủ, bé sẽ ngủ tốt, phát triển tốt và khỏe mạnh.
Dựa theo nguồn: Viện y học ứng dụng Việt Nam.
Những bữa ăn ngon và vui
Có một số ý kiến cho rằng nên ép trẻ ăn để đạt được mục đích là để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như mong muốn của cha mẹ. Và có một số biểu hiện ở trẻ mà người lớn có thể thấy được: tỏ ra không thích, khóc lóc, kháng cự lại...
Một khảo sát khách quan trên 300 gia đình ở Canada đối với những bé từ 7 đến 9 tuổi. Kết quả cho thấy: những gia đình càng ép trẻ ănthì trẻ có nguy cơ trong vấn đề ăn uống như biếng ăn, chán ăn. Nguyên nhân là do ép bé ăn món trẻ không yêu thích. Điều đó làm cho các bé mất khả năng quản lý thói quen ăn uống của bản thân. Hậu quả là trẻ ăn rất ít, hoặc ăn quá nhiều. Đó là lí do vì sao trẻ biếng ăn ngày càng nhiều.
Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và có những hành vi chống đối. Khi lớn lên, việc học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trẻ sẽ quan niệm rằng thời gian ăn uống là khoảng thời gian đầy áp lực và không hề vui vẻ. Nặng nề hơn, khi trẻ lớn lên, những trẻ từng bị ép ăn rất dễ căng thẳng tâm lý. Trẻ dễ bị mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng gây hấn, rối loạn cảm xúc, khí sắc. Từ đây trẻ sẽ bị các bệnh lý khác.
Ép trẻ ăn có thể để lại nhiều hậu quả khó lường trước được, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên có sự tìm hiểu, chuẩn bị và có sự hỗ trợ phù hợp với việc ăn uống của con.
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm, bạn hãy tập cho bé thói quen tập trung ngồi ăn tập trung ngay từ những giây phút đầu tiên.
Hạn chế cho bé đi rong.
Không để bé vừa ăn vừa xem ti vi.
Không cho bé vừa ăn vừa nghịch đồ chơi vì bé sẽ mê chơi và lười ăn.
Tập dần cho trẻ ăn đúng giờ, ăn trọn bữa ăn bằng những lời lẽ thoải mái. Tuyệt đối không nên la mắng, dọa nạt trẻ.
Trẻ lớn hơn
Bố mẹ hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình để trẻ có cảm giác ấm áp.
Cho trẻ ăn đa dạng các món ăn.
Đáp ứng theo món ăn yêu thích của trẻ. Tuy nhiên vẫn đảm bảo những nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Bao gồm: thịt – cá, tinh bột, chất béo, chất xơ từ rau củ quả.
Thay đổi thường xuyên thực đơn để tránh sự nhàm chán ở trẻ.
Tạo không khí thoải mái, không gây áp lực khi trẻ ăn uống.
Vấn đề nấu ăn
Khi nấu ăn, cha mẹ nên linh hoạt thay đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Đồng thời cần chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, cha mẹ chú ý đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn để phòng những bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.
Vấn đề ăn vặt
Bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn vặt gần bữa ăn chính. Không để bé ăn quá khuya. Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn chiên rán hoặc thức ăn ngọt. Ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên dạy trẻ cách con cần cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống đủ nước mỗi ngày.
Theo dõi dinh dưỡng của bé
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng dinh dưỡng của bé thông qua biểu đồ chiều cao, cân nặng theo lứa tuổi. Khi nào phát hiện bé có dấu hiệu ngừng hoặc chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng thì nên đưa bé đi khám ngay để có những cách thức xử lý kịp thời và phù hợp.
Đón năm học mới nhận " quà " hấp dẫn
Tại Sunflower Steiner, chúng tôi chăm sóc mọi điều trẻ tiếp xúc, cùng tạo lập môi trường an ổn giúp trẻ phát triển toàn diện, bảo vệ và cho trẻ được sống trọn một tuổi thơ trong sáng, tự do và đấy ắp trải nghiệm thú vị mỗi ngày đến lớp.
Trở thành Giáo viên mầm non Steiner là cơ hội để một người nắm bắt được một công việc có khả năng đưa đến sự phát triển toàn diện của bản thân trên nhiều khía cạnh. Đó là: Sự hiểu biết thông thái về con người; Thấu hiểu bản thân Vẻ đẹp trong tâm hồn; Sự mở rộng các năng lực về nghệ thuật và Chữa lành cho thế giới…