Nghệ thuật giữ sự cân bằng giữa cương với nhu là trọng tâm của việc giữ gìn kỷ cương lớp học. Sự tác động giữa việc bám sát nội dung bài giảng đã chuẩn bị với việc khám phá những chủ đề phát sinh tự nhiên tạo ra một cấu trúc bài giảng mới mẻ và đồng thời sức sống mới và sự sinh động dường như được mang thêm vào lớp học. Khi sự cam kết hướng tới các tiêu chuẩn cao được kết hợp với sự hiểu biết thực sự thì năng lực của học sinh và giáo viên sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Nhiều giáo viên tin rằng cần phải cứng rắn với học sinh. Và không ít giáo viên thì nhất định cho rằng học sinh cần tình thương và sự thấu hiểu. Cho dù bắt đầu hành trình giáo dục từ đâu thì nhiều người trong số họ cuối cùng vẫn chọn cách dung hoà hai sự hiểu biết này bởi kinh nghiệm đứng lớp của mình theo năm tháng. Họ nhận thấy rằng, điều mà con trẻ thực sự cần là: Kỷ cương; Tình thương và Trách nhiệm.
Bởi nhận ra điều sâu sắc này mà các giáo viên Steiner/Waldorf luôn nỗ lực phát triển những năng lực mới và hiển lộ những nét tính cách mới ở bản thân, chỉ đơn giản vì muốn mang lại lợi ích cho học sinh thân yêu của mình. Khi người học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện. Luôn mang trong mình tâm thế sẵn sàng học hỏi và đổi mới tích cực, người giáo viên sẽ luôn nhận được những bài học quý giá từ những người tiền bối đáng kính, những người đồng nghiệp thân thiện và nhiều khi chính là những học trò yêu mến của mình.
Nếu giáo viên quan tâm đến sự phát triển tính cách của học trò thì sự hoàn thiện nhân cách của chính mình là yếu tố quyết định. Nếu muốn học sinh học được những bài học ý nghĩa ở trường thì họ cũng cần sẵn lòng tiếp thu những điều tương tự. Giáo viên có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao khi họ toàn tâm trong việc giáo dục trẻ em và toàn ý trong nỗ lực hoàn thiện bản thân mình ngày một tốt hơn. Đây chính là chìa khóa thành công cho người giáo viên Steiner – “Nghệ sĩ truyền cảm hứng” trong nghệ thuật giảng dạy.